Xã hội và kinh tế ngày càng phát triển, việc nghiên cứu về kinh tế và dự báo kinh tế ngày càng quan trọng và được quan tâm. Một trong những ngành đào tạo chuyên đào tạo về lĩnh vực này đó là Kinh tế quốc tế. Vậy học ngành này ra trường làm gì, mức lương ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Chuyên ngành kinh tế quốc tế là gì?
Kinh tế quốc tế là một chuyên ngành của kinh tế học. Đây là ngành nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Nói một cách khác, KTQT nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm đạt được các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Tên tiếng anh của ngành Kinh tế quốc tế là International Economics.
Các trường đại học đào tạo nổi bật
Đây là nhóm ngành kinh tế phổ biến được đào tạo tại các trường đại học. Một vài trường nổi bật như:
Hà Nội
- Học kinh tế, phải vào Ngoại thương. Hiện nay, trường đại học Ngoại thương vẫn đang đứng top các trường đào tạo về kinh tế trong nước. Mức điểm tuyển sinh khoa này trong những năm gần đây trong khoảng 26 – 29 điểm. Trường đại học Ngoại thương ngoài cơ sở Hà Nội, cơ sở HCM cũng đào tạo ngành này.
- Đại học Kinh tế quốc dân.
- Đại học Thương mại.
- Học viên ngoại giao.
- Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
- Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- Học viện Kinh tế Tài chính TP. Hồ Chí Minh
Học Kinh tế quốc tế bạn được trang bị những gì?
Kiến thức được trang bị
Cử nhân ngành KTQT được trang bị hệ thống kiến thức:
- Kiến thức về kinh tế thế giới;
- Nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước;
- Phân tích cơ sở và lợi ích của các quan hệ KTQT và những chính sách định hướng cho quan hệ đó;
- Nghiên cứu các hình thức và tác động của hội nhập KTQT đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia.
Kỹ năng
- Năng lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại.
- Kỹ năng phân tích định tính và định lượng, và đặc biệt là khả năng dự báo để đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi khả năng phân tích chuyên sâu trong các hoạt động kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế;
- Kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề.
- Khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm để giải quyết hiệu quả công việc trong chuyên môn.
Tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể làm việc tại đâu?
Từ các kiến thức, kỹ năng được trang bị tại nhà trường, các sinh viên có khả năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc các lĩnh vực chuyên sâu về KTQT; giúp sinh viên có kiến thức để làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về KTQT, các định chế kinh tế – thương mại – tài chính quốc tế;
Sinh viên tốt nghiệp ngành KTQT có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong các lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn chính sách trong các lĩnh vực này.
- Chuyên viên theo dõi, phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế. Triển vọng có thể trở thành các nhà quản lý dự án phát triển quốc tế.
- Tư vấn đầu tư quốc tế; Xúc tiến thương mại.
- Tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực KTQT.
Mức lương cho sinh viên mới ra trường.
Một ngành học gắn với từ “quốc tế” chắc chắn sẽ có yêu cầu đầu vào cao về ngoại ngữ. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp ngành KTQT, người học sẽ đạt được trình độ tiếng Anh tốt với khả năng sử dụng thành thạo trong công việc. Mức lương vì thể cũng cao hơn các ngành nghề khác không yêu cầu tiếng anh. Mức lương có thể từ 8.000.000 VNĐ trở lên.
Hy vọng các kiến thức trên đã giúp ích để bạn có thể hình dung được công việc của mình khi tốt nghiệp!
Trang Anh