Cân đối chi tiêu trong gia đình là bài toán tài chính mà tất cả mọi người đều phải làm. Đây là một bài toán khó giải không chỉ với các cặp vợ chồng mới cưới, mà lẫn cả các đôi vợ chồng lâu năm nếu như không có chiến lược kiểm soát chi tiêu gia đình cụ thể. Vậy làm sao để xử lý được vấn đề này? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Trang Anh!
Nội dung
Nguyên tắc chi tiêu gia đình
Cân đối chi tiêu gia đình là trách nhiệm của cả vợ và chồng. Chính vì vậy, 2 bạn nên thống nhất với nhau trước các nguyên tắc để cùng nhau thực hiện. Các nguyên tắc bao gồm:
- Lựa chọn phương pháp quản lý chi tiêu phù hợp với cá nhân và gia đình.
- Phân công trách nhiệm chi tiêu: Nếu vợ hoặc chồng là người quản lý tài chính trong gia đình thì cần quản lý được nguồn thu nhập và cân đối các khoản chi ra. Nếu như theo quan điểm tiền ai người nấy giữ thì cũng cần có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng.
- Thống nhất về các quỹ dự phòng cho những sự cố, hoặc quỹ tiết kiệm để lo cho tương lai.
- Không vung tay quá trán. Dù thu nhập cao hay thấp, nếu bạn vung tay quá trán, dù thu nhập cao tới mấy cũng sẽ hết tiền.
Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết trong gia đình
Một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn biết mình đang ở đâu và làm cách nào để đạt các mục tiêu chung trong gia đình. Cách lập kế hoạch quản lý chi tiêu trong gia đình như sau:
Bước 1: Liệt kê các khoản chi phí hằng tháng
Bước đầu trong việc quản lý tiền bạc này sẽ giúp bạn cân đối và dự tính được cho các mục chi tiêu của gia đình. Tùy theo nhu cầu chi tiêu mà phân bổ và sắp xếp tỉ lệ % hợp lí.
- Chi phí thường ngày: ăn uống trong gia đình, tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền mua thức ăn, tiền mua sắm, tiền thẻ điện thoại, tiền xăng xe. Tiền giải trí, tiền thuốc thang,…
- Dự phòng: khoản dự phòng cho các phát sinh như sửa xe, đi đám cưới, khám bệnh,..
- Nhóm tiết kiệm: khoản chi cho các mục tiêu trong tương lai hoặc các khoản chi có thời hạn như tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng, tiền cho các con đi học, tiền mua nhà, tiền trả nợ,…
- Nhóm đầu tư: dành riêng cho các gia đình kinh doanh đầu tư. Khoản này sẽ được chi cho mục đích kinh doanh có lợi nhuận như tiền vốn kinh doanh, tiền cho quỹ đầu tư,..
Bước 2: Phân bổ tài chính chi tiêu khoa học
Sau khi đã nắm được các khoản chi tiêu, việc phân bổ tài chính là việc quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là các phương pháp quản lý tài chính được nhiều gia đình áp dụng thành công.
Phương pháp JARS
Phương pháp JARS còn được gọi là phương pháp quản lý tài chính bằng 6 cái hũ. Số tiền kiếm được chia đều làm 6 phần tương ứng với 6 mục đích khác nhau.
Phương pháp chi tiêu khoa học Kakeibo
Kakeibo được biết đến là “Nghệ thuật tiết kiệm của người Nhật”. Lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1904 do nữ nhà báo giới thiệu cho các bà nội trợ nhằm mục đích quản lý chi tiêu trong gia đình.
Theo phương pháp này, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 4 phong bì với 4 nhu cầu khác nhau:
- Ăn uống, đi lại, y tế,…: Chi phí thiết yếu.
- Giải trí, mua sắm,…: Chi phí không thiết yếu.
- Sách vở, khóa học,…: Chi phí đầu tư.
- Ma chay, hiếu hỷ, sửa xe,…: Chi phí phát sinh.
Cuối mỗi tuần hãy kiểm tra lại kế hoạch chi tiêu của mình và trả lời cho 4 câu hỏi:
- Bạn có bao nhiêu tiền?
- Thực tế chi tiêu bao nhiêu?
- Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
- Làm thế nào để cải thiện điều đó?
Từ đó, bạn sẽ biết kế hoạch chi tiêu đã hợp lý chưa, cần điều chỉnh hay thắt chặt chi tiêu với những khoản chi nào.
Phương pháp 50/50
Với phương pháp này, bạn chỉ cần chia thu nhập thành 2 phần bằng nhau. Một phần dành cho các sinh hoạt phí hàng tháng, phần còn lại dành cho mục tiêu tiết kiệm.
Phương pháp này khá đơn giản, không cần chi tiết và tỉ mỉ như những phương pháp quản lý tài chính khác. Sẽ phù hợp với cá nhân hay hộ gia đình không có quá nhiều khoản chi tiêu.
Phương pháp chi tiêu khoa học theo quy tắc 50/20/30
Theo quy tắc này, bạn nên chia thu nhập thành các phần theo tỷ lệ: 50%, 20% và 30%. Cụ thể:
- 50% dành cho chi tiêu thiết yếu: Tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, hóa đơn…
- 20% dành cho mục tiêu tài chính như: Tiết kiệm, quỹ dự phòng, trả nợ…
- 30% dành cho chi tiêu cá nhân: Mua sắm, giải trí, du lịch…
Bước 3: Áp dụng các mẹo chi tiêu khoa học
Lên danh sách trước khi mua sắm
Lên danh sách trước khi mua sắm, kiểm tra tủ đồ, tủ lạnh, tham khảo giá trước khi mua và mang đủ số tiền cần thiết. Với các mẹo tài chính vừa nêu sẽ cực kì giúp ích cho các bà nội trợ. Biết được những món cần mua và những món chưa thật sự cần thiết. Chúng ta ai cũng dễ bị mê hoặc khi bước chân đi mua đồ ở các cửa hàng, siêu thị vì quá nhiều ưu đãi đi kèm.
Giới hạn mức chi tiêu với thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là giải pháp ưu tiên khi không có tiền mặt vì tính thuận tiện và hữu ích. Tuy nhiên, hãy thật tỉnh táo với mỗi lần quẹt thẻ vì nó dễ khiến bạn chi tiêu cho mọi thứ. Hãy theo kế hoạch mà dành ra khoản ngân sách chi tiêu hằng tháng và dùng thẻ tín dụng thông minh.
Tham khảo giá cả trước khi mua
Việc này giúp bạn mua sắm những thực phẩm giá rẻ, tiết kiệm một phần chi phí.
Tiết kiệm hóa đơn tiền điện là cách chi tiêu gia đình khoa học
- Sử dụng công tắc thông minh: Bạn có thể tắt các thiết bị điện mà không cần đến gần công tắc. Ngoài ra, có thể cài đặt thời gian cho thiết bị, dự kiến thời gian hoạt động.
- Tắt những thiết bị khi không thiết yếu để cắt giảm chi tiêu. Những thiết bị điện như máy lạnh. Tủ lạnh, lò sưởi,.. Tiêu hao điện năng rất lớn. Để cắt giảm chi tiêu, hãy bảo đảm là bạn đã tắt máy lạnh khi cả nhà đã đi ra ngoài, hoặc các phòng không hề có người ở ngay thời điểm đó. Những chiếc tủ lạnh cũng có thể được đóng lại khi đã thu thập đủ thực phẩm ra ngoài. Thay vì lấy lắt nhắt từng món, hãy bảo đảm bạn thu thập đủ Tất cả mọi thứ một lần sẽ tiết kiệm được điện năng tỏa ra môi trường mỗi một lần mở tủ.
- Dùng bóng điện tiết kiệm điện. Trên thị trường luôn có những loại bóng điện công suất và điện năng cao. Cũng có nhiều loại bóng đèn mà công suất thấp và tiết kiệm điện năng. Hãy chắc chắn bóng đèn tiết kiệm điện năng luôn là sự ưu tiên hàng đầu của bạn.
Bước 4: Ghi chép và theo dõi các khoản chi tiêu thường xuyên
Ghi chép
- Dùng sổ tay ghi chép
Sử dụng sổ tay ghi chép đòi hỏi bạn phải ghi chép hàng ngày và thường xuyên. Tuy nhiên, nếu không may bị mất hay thất lạc thì mọi công sức của bạn sẽ biến mất. Vì vậy, nếu sử dụng sổ tay ghi chép bạn nên giữ gìn cẩn thận, để riêng một nơi quy định.
- Bảng tính Excel
Với những ai sử dụng máy tính thường xuyên, có thể tham khảo phương pháp ghi chép chi tiêu hàng ngày trên bảng tính excel. Lập một bảng tính, sau đó nhập các khoản đã chi tiêu và mức chi phí tương ứng. Công cụ này sẽ giúp bạn tính toán dựa trên dữ liệu đã có.
- Sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu: Hiện có vô số phần mềm quản lý chi tiêu như: Money Lover, quản lý chi tiêu… bạn có thể thử.
Theo dõi các khoản chi tiêu thường xuyên
Hàng tuần, bạn nên xem lại các khoản chi tiêu. Gạch ngay các khoản không phù hợp và cân đối lại để có sự điều chỉnh phù hợp.
Trang Anh