Hàng ngày, ít nhất bạn giành 8h tại công sở để giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên. Đã bao giờ bạn gặp vấn đề hoặc chưa biết cách giao tiếp công sở chưa? Bạn đã có thể tự nhận mình hoàn hảo trong vấn đề này? Cùng tìm hiểu và chia sẻ với mọi người bạn nhé!
Nội dung
Giao tiếp công sở là gì?
Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Như vậy, giao tiếp công sở là quá trình giao tiếp liên quan tới vấn đề công việc; bao gồm mối quan hệ bên trong và bên doanh nghiêp. Mục đích chủ yếu của những mối quan hệ này là đi đến “ nhân hòa” ở trình độ cao cấp.
Nguyên tắc trong giao tiếp công sở
Nguyên tắc chung
“Say no” – Từ chối những đề nghị không phù hợp
Mỗi người sẽ có một công việc với deadline của riêng mình. Bạn cần tận dụng tối ưu thời gian để hoàn tất những công việc đó. Hãy đảm bảo bạn sẽ hoàn thành công việc của mình. Và chỉ giúp đỡ đồng nghiệp khi lời đề nghị đó phù hợp với bạn về thời gian, chuyên môn. Nếu bạn thường xuyên làm giúp thì họ sẽ coi đó là điều tất yếu và tiếp tục nhờ bạn. Nếu vì giúp đỡ người khác để ảnh hưởng tới công việc của mình, cấp trên cũng không hài lòng. Bạn có thể khéo léo và từ chối một cách tế nhị những lời nhờ không phù hợp chuyên môn của mình. Hoặc từ chối do bạn quá bận (nếu không bận thì lấy lý do khác để giao tiếp công sở hiệu quả).
Lắng nghe một cách tích cực – điều quan trọng trong giao tiếp công sở
Lắng nghe giúp bạn sẽ hiểu được ý của đối phương khi giao tiếp; người đối thoại cũng biết rằng bạn đang đáp lại một cách thật lòng. Đồng nghiệp của bạn sẽ đánh giá cao khi biết rằng bạn đang thực sự lắng nghe.
Hạn chế “buôn chuyện” trong giờ làm
Giải lao trong công việc là cần thiết, vì thế, bạn có thể đưa ra những tình huống trò chuyện lúc rảnh rỗi để mọi người cùng thư giãn. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng điều đó. Đặc biệt, nếu bạn tán gẫu trong giờ làm quá nhiều sẽ khiến chất lượng công việc bị giảm sút, mất điểm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.
Giữ bí mật về lương thưởng
Lương thưởng là một vấn đề nhạy cảm. Vì thế, nhiều công ty hiện nay quy định rất chặt về việc tiết lộ lương thưởng. Bạn không nên hỏi cũng như nói về mức lương mình nhận được. Việc khoe khoang thu nhập của bản thân có thể khiến bạn trở thành người thiếu tế nhị và tự cô lập mình với mọi người. Hoặc nặng hơn là bị kỷ luật.
Đừng phàn nàn
Không gì tồi tệ hơn là làm việc với một người chỉ biết phàn nàn. Nếu muốn trút tâm sự về điều gì đó, cách tốt nhất là viết nhật ký. Trường hợp muốn trò chuyện với người thân hay bạn bè thì hãy nói một cách ngắn gọn. Đừng làm người khác bực mình nếu bạn không muốn bị mang tiếng là hay phàn nàn. Mọi người sẽ không thích giao tiếp với người như thế trong công sở.
Không nói xấu
Đây là một trong những điều tối kỵ ở bất cứ tập thể, tổ chức hay công ty nào. Nếu không hài lòng với cấp trên hay đồng nghiệp, bạn có thể góp ý một cách tế nhị cho họ để đảm bảo kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh của mình.
Tham gia các hoạt động văn hoá chung của công ty
Hoà nhập về văn hoá là một tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp của công ty. Hoà nhập nhưng không “hoà tan” bạn nhé. Hãy tham gia các hoạt động văn hoá chung của phòng và công ty mà bạn thấy phù hợp.
Trong quan hệ với cấp dưới: Khuyến khích, lắng nghe
Cấp dưới là những người cộng sự đắc lực cùng bạn hoàn thành công việc mà cấp trên giao phó. Bạn hãy tạo cho họ niềm tin và truyền tải nguồn năng lượng tích cực để cùng nhau bắt đầu công việc. Bạn và cấp dưới cần thống nhất những quy định chung trong giao tiếp để có tiếng nói chung trong công sở. Đồng thời, lắng nghe họ thật tâm.
Trong quan hệ với đồng nghiệp: Thân thiện
Không lý nào khi bạn làm việc cùng với một người ngay sát bên cạnh mà lại tỏ ra thờ ơ, xa lạ với “hàng xóm” của mình. Do đó, hãy luôn thân thiện và hòa nhã với người đồng nghiệp bên cạnh. Điều này sẽ có ích để tạo ra một mội trường làm việc hiệu quả, tương trợ lẫn nhau. Giao tiếp một cách tích cực và hỗ trợ nhau là điều tuyệt vời trong công sở.
Trong quan hệ với cấp trên: Tôn trọng
Tôn trọng cấp trên
Dù thế nào thì cấp trên vẫn là người quản lý hoặc trực tiếp hướng dẫn bạn trong công việc. Hãy tôn trọng cấp trên để nhận lại được điều tương tự. Không chỉ vậy, đó còn là người đánh giá kết quả công việc của bạn. Vì vậy, nên giữ một thái độ bình tĩnh, tự tin để trình bày những quan điểm của mình. Khi bất đồng với sếp trong công việc, bạn hãy góp ý một cách tế nhị nhất theo cách mà Sếp của mình thích. Tránh các trường hợp bất hòa, to tiếng cãi vã khi ý kiến của bạn không được chấp nhận.
Không báo cáo vượt cấp trừ những trường hợp khẩn thiết
Tất cả DN đều có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn và các vị trí giải quyết riêng. Mọi việc cần giải quyết theo quy trình, quy định của công ty. Những người báo cáo vượt cấp thể hiện là mình người không hiểu quy tắc, cấp bậc nơi làm việc, không tôn trọng những sếp khác. Điều này còn vô tình hay cố ý thể hiện bạn là người có ý muốn trèo cao. Rất nhiều người mới đi làm không hiểu được đạo lý này, nên muốn lấy lòng lãnh đạo cấp cao hơn mà họ tự ý báo cáo thẳng những ý tưởng và suy nghĩ của mình cho cấp lãnh đạo cao nhất. Vừa làm lãnh đạo trực tiếp không hài lòng vừa không đạt hiệu quả cao trong công việc./.
>> Tham khảo thêm Cách xử lý các vấn đề nơi công sở.
Trang Tiên