Đàm phán lương được thực hiện trong buổi phỏng vấn hoặc trước khi có thư trúng tuyển. Mức lương của bạn ra sao sẽ được quyết định trong lúc này. Nhưng ngay cả với những người có kinh nghiệm cũng không phải chuyện dễ dàng. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều chiếm ưu thế và lấn át ứng viên. Vậy làm cách nào để đàm phán lương thành công với nhà tuyển dụng có được mức lương xứng đáng?
Nội dung
- 1 Tại sao phải đàm phán lương với nhà tuyển dụng?
- 2 Trước khi đàm phán lương, bạn cần chuẩn bị những gì?
- 2.1 Làm rõ khối lượng, tính chất công việc của vị trí bạn ứng tuyển
- 2.2 Làm rõ cách tính trả lương của đơn vị ứng tuyển với HR
- 2.3 Tìm hiểu mức lương trên thị trường của vị trí DN đang tuyển dụng trước khi đàm phán
- 2.4 Đánh giá khả năng đáp ứng công việc thực tế của bạn
- 2.5 Thực hành với các tình huống đàm phán lương giả định
- 3 Bí kíp khi đàm phán lương
Tại sao phải đàm phán lương với nhà tuyển dụng?
Vai trò của đàm phán lương
Đàm phán lương là quá trình đàm phán các vấn đề lương bổng chính thức giữa ứng viên và nhà tuyển dụng thông qua buổi phỏng vấn. Đàm phán lương hay còn được sử dụng với thuật ngữ là “Deal lương“.
Kết quả đàm phán lương giúp ứng viên nhận được mức lương phù hợp với mong muốn, khối lượng công việc giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.
Để đàm phán lương được, trước mắt cần phải hiểu về lương và cơ cấu của lương.
Mức lương được tính như thế nào?
Lương là gì?
Lương là một khoản tiền NSLĐ sẽ phải trả cho NLĐ khi họ hoàn thành những đầu việc. Phần này được ký kết trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Trong quá trình phỏng vấn với NTD, ứng viên có thể đàm phán mức thu nhập trước khi ký hợp đồng.
Lương gồm những thành phần nào?
Hai hình thức lương tại doanh nghiệp
Lương net: Là khoản tiền thực nhận sau khi trừ tất cả các khoản về BHXH, thuế TNCN…. Đây là số tiền bạn thực nhận từ công ty.
Lương gross: Là tổng thu nhập mà người lao động sẽ nhận được. Trong số tiền này đã bao gồm các khoản thuế, bảo hiểm khác nhau theo quy định pháp luật. Đây là mức lương được ghi trong hợp đồng lao động.
Phân tích chi tiết cơ cấu lương
Hiều chi tiết cơ cấu của lương bạn mới có căn cứ để đàm phán.
Phần cứng của lương
Lương cứng: Đây là khoản đã được ghi rõ trong hợp đồng lao động. Phần lương này được tính trên ngày công thực tế. Và bạn sẽ được nhận đầy đủ hàng tháng dù kết quả công việc có thể nào
Các khoản phụ cấp: Là khoản phụ cấp thêm, không liên quan tới ngày, giờ làm việc.
Thưởng ngày lễ: Theo đúng quy định, vào một số ngày nghỉ lễ đặc biệt. Nhân viên có thể được nhận thêm các khoản thưởng khác nhau nhằm khích lệ nhân sự.
Lương theo KPI hoặc kết quả công việc
Là phần lương liên quan tới kết quả thực hiện công việc. Đó là khoản hoa hồng, thưởng theo doanh số khi bạn hoàn thành công việc.
Trước khi đàm phán lương, bạn cần chuẩn bị những gì?
Làm rõ khối lượng, tính chất công việc của vị trí bạn ứng tuyển
Khối lượng công việc quyết định lớn tới mức lương mà nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn. Dù bạn giỏi tới đâu nhưng khối lượng công việc không nhiều, không phức tạp thì cũng không thể được trả lương cao. Đồng thời, công việc càng khó, yêu cầu với nhân sự càng cao. Đương nhiên công việc nhiều công sức bạn bỏ ra nhiều thì cũng phải nhận được mức lương xứng đáng.
Làm rõ cách tính trả lương của đơn vị ứng tuyển với HR
Đôi khi bạn bị mập mờ giữa lương gross, lương net hoặc lương cứng và lương KPI. Hãy bóc tách rõ phần này để biết được bạn sẽ nhận lương hàng tháng là bao nhiêu. Từ đó đàm phán lương với mức phù hợp.
Tìm hiểu mức lương trên thị trường của vị trí DN đang tuyển dụng trước khi đàm phán
Biết người biết ta, trăm trận trăm thằng. Hãy kiểm tra mặt bằng lương trên các website hỗ trợ tra cứu lương. Trò chuyện với đồng nghiệp, bạn bè hay những người làm cùng lĩnh vực để tham khảo. Ngoài mức lương, bạn có thể khai thác thêm các thông tin về yếu tố ảnh hưởng; để đưa ra những ưu điểm đàm phán được lương cho mình. Nên nhớ đừng cố hỏi, bắt ép khi họ không muốn trả lời; hay đưa ra con số cụ thể không cần thiết.
Lưu ý: Nên tìm hiểu lương tại những doanh nghiệp tương đương mới chính xác.
Đánh giá khả năng đáp ứng công việc thực tế của bạn
Để xác định được chính xác khả năng làm việc, nhiều công ty thường có những bài kiểm tra năng lực đầu vào. Do đó, họ có thể nắm rõ được trình độ thực tế của bạn đang nằm tại đâu.
Bên cạnh đó, nếu công ty phỏng vấn không có vòng kiểm tra sơ loại, bạn cần phải đọc kỹ mô tả công việc để có thể tự cân nhắc xem mình có thể đáp ứng được hay không. Từ đó hãy đưa ra con số mà bạn đề nghịe khi được hỏi về mức lương mong muốn.
Thực hành với các tình huống đàm phán lương giả định
Thực hành đôi khi còn quan trọng hơn cả lý thuyết. Chỉ chuẩn bị tất cả trong đầu thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải nói ra và luyện tập nói như thế nào để thuyết phục. Trước tiên, hãy tạo cho mình một kịch bản trò chuyện hợp lý. Rồi luyện tập để đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, hãy thử đặt ra các tình huống và tìm cách giải quyết. Không phải ai cũng có sự khéo léo và linh hoạt.
Do đó, việc luyện tập trước cũng sẽ giúp cho bạn nhanh nhạy hơn xử lý tình huống đàm phán lương. Nhưng bạn phải lưu ý, đừng máy móc và nói như trả bài khi đàm phán lương với NTD. Quá phụ thuộc vào kịch bản sẽ khiến bạn “vỡ trận” trước bất kỳ câu hỏi ngẫu nhiên nào từ NTD. Nên nhớ, việc thực hành chỉ giúp bạn thêm thoải mái và tự tin.
Bí kíp khi đàm phán lương
Nói về khoảng lương thay vì một con số cố định
Mức lương bạn mong muốn là một căn cứ nhà tuyển dụng sử dụng để đàm phán với bạn. Đưa ra mức lương mong muốn thế nào cho phù hợp? Về bản chất, lương cho nhân sự là một khoản chi phí. Bạn muốn có được mức lương tốt nhất thì nhà tuyển dụng lại muốn tiết kiệm nhất khi trả lương cho nhân viên. Đương nhiên doanh nghiệp phải cân đối hài hoà.
Thông thường khi bạn đưa ra con số trong khoảng nào đó, nhà tuyển dụng thường xem xét với con số thấp nhất. Bạn sẽ mất cơ hội có được mức lương cao hơn. Ví dụ, bạn muốn mức lương thấp nhất là 6 triệu, cao nhất là 8 triệu. Nếu đưa mức dao động là 6 – 8 triệu, nhà tuyển dụng sẽ đồng ý ngay với mức 6 triệu. Trong khi, bạn hoàn toàn có thể hưởng mức lương 8 triệu. Do đó, bạn phải tự tin đưa ra mức dao động hợp lý nhất và bắt đầu từ mức lương cao nhất mà bạn muốn nhận. Như thế cuộc đàm phán lương mới thành công.
Không tiết lộ về mức lương hiện tại
Tiết lộ về mức lương hiện tại sẽ khiến bạn mất đi cơ hội đàm phán lương mà mình mong muốn. Trên thực tế, nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn mức lương tương đương hoặc chỉ cao hơn 1 xíu. Do đó bạn, cần phải kiểm soát tình huống. Hãy cố gắng không thừa nhận con số cụ thể và khéo léo chuyển hướng sang vấn đề khác. Bạn có thể nói về sự khác biệt cũ và công việc ứng tuyển. Đồng thời nhấn mạnh điều gì khiến họ phải tăng lương.
>> Cách trả lời khi nhà tuyển dụng yêu cầu cung cấp bảng lương tại công ty cũ.
Đừng ngại đàm phán lương
Nếu thực sự tin rằng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra là chưa xứng đáng, hãy dũng cảm lên tiếng. Bạn chẳng có gì để mất khi hỏi nhà tuyển dụng để nâng cao thu nhập. Đôi khi mức lương mà họ đưa ra là mức lương thấp nhất để ứng viên đàm phán rồi mới nâng dần lên.
Trong một vài trường hợp, một ứng viên thể hiện xuất sắc có thể nhận mức lương cao hơn mức lương cao nhất 10 – 20%. Nếu họ cương quyết với mức lương đã đưa ra, hãy hỏi và đàm phán thêm ở các phương diện khác như phúc lợi. Đôi khi chúng có thể khiến lương cơ bản tăng thêm 40%. Nếu không nhắc đến, có thể nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua, không nói cho ứng viên.Đừng từ bỏ bất cứ cơ hội nào
Đừng vội chấp nhận ngay khi nhận được lời đề nghị
Khi nhận được lời mời làm việc trong buổi phỏng vấn, hãy tỏ ra nhiệt tình và hào hứng. Nhưng đừng vội chấp nhận ngay. Bạn sẽ luôn có giá trị hơn bạn nghĩ đấy. Hãy yêu cầu với nhà tuyển dụng để có ít nhất 24h để suy nghĩ kỹ và đưa ra câu trả lời. Điều này sẽ giúp bạn biết mức lương họ đưa ra có thể đàm phán thêm hay không. Bạn có thể nói rằng “Đây là một công việc tôi mong muốn nhưng tôi vẫn muốn suy nghĩ thêm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng”.
Trang Tiên