You are currently viewing Làm sao để ghi điểm với nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn tuyển dụng?

Làm sao để ghi điểm với nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn tuyển dụng?

Phỏng vấn tuyển dụng ứng viên cần chuẩn bị những gì? Đây là phần mà tất cả ứng viên đều muốn được biết để có thể “tán đổ” nhà tuyển dụng. Một vài lưu ý trangtien gửi tới các bạn với kinh nghiệm làm tuyển dụng của mình!

Trước khi đi phỏng vấn tuyển dụng

Tìm hiểu thông tin chung về công việc bạn phỏng vấn tuyển dụng

Tìm hiểu thông tin về công việc

Khi ứng tuyển, bạn nên hiểu rõ bản mô tả công việc mình phỏng vấn (Job Description). Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên hiểu rõ về công việc mà họ đang tuyển dụng. Trong 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ, yếu tố thái độ được đánh giá cao nhất. Các thông tin đó bao gồm:

  • Các công việc bạn cần thực hiện nếu được trúng tuyển vào công ty;
  • Yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn;
  • Mức lương nếu có.

Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp

Trong tin tuyển dụng luôn có tóm lược về doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển. Tìm hiểu thông tin về công ty bạn tham gia phỏng vấn là một điều cần thiết. Nó giúp bạn tự tin và bứt hồi hộp hơn. Bạn hãy truy cập vào website, facebook, Instagram để tìm hiểu. Các thông tin về doanh nghiệp bạn nên xem: lĩnh vực hoạt động, quy mô, tầm nhìn, sức mệnh….

Chuẩn bị câu hỏi

Chuẩn bị trước các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn tuyển dụng 

Các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn dù bạn làm trong lĩnh vực, cấp bậc nào cũng sẽ gặp. Đó là: “Bạn hãy giới thiệu về bản thân? Điểm mạnh nhất của bạn là gì? Tại sao bạn lại ứng tuyển vị trí tuyển dụng mà chúng tôi đang tuyển dụng? Bao giờ bạn có thể bắt đầu công việc mới?“… Hoặc các bạn ứng viên có thể tham khảo thêm tại link bài viết mà nghenhansu đã chia sẻ. Khi bạn ứng biến nhanh với các câu hỏi, bạn đang thể hiện mình là một người có khả năng xử lý và xoay chuyển các tình huống bất ngờ một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn hãy lập ra danh sách những điều khiến bạn phù hợp với công việc. Điểm phù hợp ở đây bao gồm: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Bạn hãy nghiên cứu bản mô tả công việc (JD) để xem nhà tuyển dụng cần gì từ ứng viên. Từ đó, liệt kê ra những điều bạn có mà bạn tin là bạn phù hợp với vị trí đó. Điều này giúp cho cách trả lời phỏng vấn xin việc diễn ra trôi chảy và lưu loát hơn. Và cũng giúp bạn tránh để xót ý cần trả lời. 

Chuẩn bị  các câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng. 

Phỏng vấn là một cuộc đối thoại 2 chiều. Đừng quên chuẩn bị những câu hỏi để khai thác thêm những thông tin quan trọng về doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao các ứng viên có các câu hỏi giành cho họ. Điều này thể hiện sự nghiêm túc và có tìm hiểu trước về công việc. Các câu hỏi giành cho nhà tuyển dụng bạn có thể tham khảo: Công việc này tôi sẽ báo cáo trực tiếp cho ai? Quy trình làm việc của vị trí mà tôi đang ứng tuyển? KPIs (hiệu quả công việc) vị trí tôi ứng tuyển đang được đánh giá như thế nào? Chế độ phúc lợi của công ty? Thời gian đánh giá nhân sự định kỳ của công ty?

Tìm hiểu thêm cách trả lời câu hỏi với nhà tuyển dụng: Tại đây.

Tập trước các câu hỏi tình huống liên quan tới vị trí phỏng vấn tuyển dụng

Nhà tuyển dụng có thể sẽ test năng lực của bạn bằng một tình huống hoặc bài test. Với các vị trí yêu cầu kỹ năng tin học văn phòng, có thể test excel hoặc word. Hoặc có thể là các bài toán xử lý tình huống.

Chuẩn bị các vật dụng cá nhân

Lựa chọn trang phục phù hợp

Trang phục thể hiện sự nghiêm túc, tôn trọng và phong cách của ứng viên. Trang phục tạo ra ấn tượng trong 3s đầu tiên, ảnh hưởng lớn tới quyết định của nhà tuyển dụng. Tuỳ thuộc phong cách cá nhân và vị trí ứng tuyển, bạn nên chọn trang phục cho phù hợp. Ví dụ về trang phù: với các công việc văn phòng, nên chọn trang phục công sở lịch sự. Với công việc về văn nghệ, giải trí, có thể sử dụng trang phục phát huy được tối đa ngoại hình… Dù chọn trang phục nào cũng nên lưu ý, trang phục phẳng phiu, sạch sẽ và hợp với thuần phong mỹ tục.

Mang theo sơ yếu lý lịch (CV), sổ, bút ghi chép. 

Đa phần các công ty hiện nay bộ phận nhân sự đều chuẩn bị sẵn CV của ứng viên. Tuy nhiên, ứng viên cũng nên mang theo 2-3 bản CV của bản thân. Đề phòng hội đồng phỏng vấn quá đông hoặc máy photo của công ty có vấn đề chẳng hạn. Đây là cách để bạn tạo ấn tượng tốt và gián tiếp nhấn mạnh những kỹ năng mà bạn có.

Cuộc phỏng vấn có thể bao gồm những câu hỏi từ các thành viên trong hội đồng tuyển dụng. Bạn hãy chuẩn bị giấy bút để nắm được ý của tất cả những câu hỏi đó. Đồng thời, ghi lại những thông tin cần thiết. Vì bạn không thể nào nhớ được hết các thông tin mà mình nhận được trong buổi phỏng vấn. Tránh sử dụng điện thoại để ghi vì điều đó trong mắt nhà tuyển dụng là hành động thiếu chuyên nghiệp .

Thời gian tới địa điểm phỏng vấn.

Nên tới sớm trước 10 – 15 phút so với giờ hẹn. Nó giúp bạn tránh các tác nhân ngoại cảnh như tắc đường, va chạm giao thông… Đồng thời, nếu tới sớm, bạn có thể chỉnh chu lại trang phục bề ngoài của bản thân, có cơ hội quan sát được môi trường làm việc thực tế ở nơi đây.

Trong buổi phỏng vấn tuyển dụng, ứng viên cần chuẩn bị

Thái độ

Điện thoại để chế độ rung hoặc tắt.

Trước khi bắt đầu vào buổi phỏng vấn, nên tắt hoặc để chế độ rung cho máy điện thoại. Không để điện thoại trên mặt bàn hoặc có thể úp mặt điện thoại trên mặt bàn. Chuông điện thoại vang lên thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, không tôn trong nhà tuyển dụng. Và rất dễ làm ngắt quãng buổi phỏng vấn. 

Tôn trọng với bất kỳ ai bạn bắt gặp trong công ty mà bạn đang ứng tuyển. 

Nhà tuyển dụng có thể quan sát thêm cách bạn ứng xử với những người xung quanh bạn gặp gỡ tại văn phòng mới.

Phỏng vấn với phong thái tự tin và bình tĩnh nhất.

Phong thái tự tin và bình tĩnh giúp bạn lắng nghe và trả lời câu hỏi tốt nhất. Sự tự tin biểu hiện từ giọng nói cho tới cử chỉ sẽ khiến nhà tuyển dụng có cảm tình với bạn nhiều hơn. Trước khi vào phỏng vấn, hãy nhớ hít một hơi thật sâu để bình tĩnh.

Thái độ tích cực, sự chân thành và  sự trung thực.

Tất cả nhà tuyển dụng đều muốn tuyển dụng một nhân sự có thái độ tích cực, cầu thị. Sự chân thành từ trái tim sẽ chạm tới trái tim của nhà tuyển dụng. Các câu hỏi của nhà phỏng vấn, bạn nên trả lời một cách trung thực nhất. Vì họ có những nghiệp vụ để kiểm tra bạn trả lời có đúng không. Họ có thể check thông tin tại công ty cũ bạn làm hoặc qua các mối quan hệ của họ.

Đừng nói điều tiêu cực về doanh nghiệp trước đây của bạn. 

Tiêu cực ở đây có thể là nói xấu về lãnh đạo cũ, về cách thức vận hành. Bởi lẽ, doanh nghiệp nào cũng có vấn đề. Nếu bạn nói xấu công ty cũ thì có thể sau này khi rời khỏi đi, bạn cũng sẽ nói không tốt về chúng tôi. Đồng thời, doanh nghiệp nào cũng muốn tìm được nhân lực có thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề, không phải là ngồi than thân trách phận vì những vấn đề mà bạn cảm thấy không hài lòng. Hãy tập trung vào những điều bạn học hỏi được và những phương hướng tiếp theo để bạn phát triển bản thân.

Phản hồi thông tin

Hỏi hoặc làm rõ thêm với nhà tuyển dụng các thông tin về công việc, về doanh nghiệp.

Phỏng vấn là sự tương tác hai chiều giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Hỏi ngược lại thể hiện bạn lắng nghe, hiểu và có sự phản hồi. Các câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng bạn có thể chuẩn bị và ghi sẵn ra sổ.

Tìm hiểu thêm các câu hỏi nên đặt cho nhà tuyển dụng: Tại đây.

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn

Hỏi nhà tuyển dụng về những bước tiếp theo. 

Sau cuộc phỏng vấn, bạn có quyền được hỏi về giai đoạn tiếp theo trong quá trình tuyển dụng. Như: nếu trúng tuyển, bạn sẽ trải qua những vòng tuyển dụng nào tiếp theo; nếu không trúng tuyển, có thông báo email nào gửi đến bạn hay không?

Gửi thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng. 

Thư cảm ơn là để bạn tạo ra sự khác biệt trong  mắt nhà tuyển dụng. Khi bạn tham gia phỏng vấn vào buổi sáng, gửi thư vào buổi chiều là hợp lý. Nếu bạn phỏng vấn vào buổi tối, sáng hôm sau gửi thư vẫn ổn. Lý tưởng nhất là bạn có thể gửi thư tới từng thành viên trong hội đồng. Hoặc có thể gửi thông tin cho người liên hệ phỏng vấn với bạn.

Trên đây là những một vài điều đi phỏng vấn cần chuẩn bị bạn cần lưu ý. Hy vọng bạn có thể áp dụng những lưu ý này trong phỏng vấn xin việc vào thực tiễn. Chúc bạn thành công./.

Trang Tiên