Gần đây, quản trị nhân lực là ngành học đang rất được các doanh nghiệp “ưa chuộng”. Tuy nhiên, có nhiều bạn đăng ký đơn giản vì đó là ngành được mọi người cho là “hot”. Vậy thực chất học ngành này ra trường sẽ làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Quản trị nhân lực là gì?
Quản trị nhân lực là việc tìm kiếm, khai thác, quản lý và sử dụng nguồn lực về con người trong một doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là làm sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Bởi chính con người hay nhân viên mới đem lại giá trị thật sự cho công ty và xã hội. Đây là công việc rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Tên gọi tiếng anh của ngành này là Human Resource Management.
Ngành quản trị nhân lực là ngành chuyên đào tạo các kiến thức nền tảng cũng như kỹ năng thực tiễn về việc quản trị con người.
Nghe thì ngành học này hơi lý thuyết. Nhưng thực tế, đây là ngành phải tiếp xúc, làm việc thường xuyên với rất nhiều người, với những tính cách khác nhau. Làm nghề nhân sự đòi hỏi phải thấu hiểu tâm lý và hành vi con người. Ngoài ra cần có kỹ năng quản lý tốt và hiểu biết về nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
Học quản trị nhân lực nên học trường nào?
Có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này. Việc lựa chọn trường nào phụ thuộc vào năng lực, kinh tế của bạn. Tính phù hợp với nhu cầu chính là căn cứ để bạn lựa chọn trường cho mình. Các trường có thể kể tới:
- Đứng đầu về khoa quản trị nhân lực kể tới là trường Đại học Lao động xã hội. Điểm đầu vào của chuyên ngành này không quá cao. Giao động từ 14 – 18 điểm. Bao gồm: Khối A, A1, D, C. Trường đại học Lao động xã hội nổi tiếng khoa này bởi lịch sử lâu đời và chất lượng đào tạo tại đây. Giảng viên cũng vô cùng nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ các bạn sinh viên. Nếu bạn có lực học Khá, đây hoàn toàn là sự lựa chọn tuyệt vời giành cho mình. Học phí của trường Đại học Lao động xã hội được đánh giá là dễ chịu so với mặt bằng chung. Mức học phí tại năm 2020 giao động khoảng 3 triệu/ kỳ học. Mỗi năm học phí tăng không quá 10%.
- Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Sau khoa Quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực tại đại học Kinh tế quốc dân là khoa nổi tiếng thứ 2. Khoảng điểm của khoa này giao động từ 24 – 28 điểm. Học phí tại trường Kinh tế quốc dân Hà Nội giao động trong 6 triệ/kỳ học. Mỗi năm học phí tăng không quá 10%.
- Đại học Công Đoàn: 14 – 20 điểm.
- Đại học Nội Vụ: 15 – 17 điểm. Hai trường đại học Công Đoàn và Đại học Nội Vụ học phí tương đương đại học Lao động xã hội.
Học quản trị nhân lực có khó không?
Đây là câu hỏi mà cực kỳ nhiều bạn học sinh đăng ký ngành học này thắc mắc. Các kiến thức, kỹ năng bạn sẽ được trang bị khi theo học ngành này:
Để hiểu rõ hơn về công việc của ngành này, trước tiên cần tìm hiểu các kiến thức mà các bạn sinh viên được trang bị.
Kiến thức
Cử nhân Quản trị nhân lực được trang bị:
- Hệ thống kiến thức cơ bản về Quản trị kinh doanh, kinh tế, xã hội và nhân văn;
- Kiến thức chuyên sâu về Quản trị nhân lực.
- Kiến thức về khoa học xã hội nhân văn, quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị tài chính,… cùng các môn học về luật Lao động, định mức tiền lương, an toàn lao động…
- Thực hành các tình huống thực tế về các hoạt động quản trị nhân lực, nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
Các kỹ năng
- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phân tích và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên;
- Kỹ năng xây dựng các quy chế tiền lương trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp;
- Có năng lực tổ chức, khảo sát, đánh giá các chế độ chính sách đối với người lao động;
- Tư vấn cho lãnh đạo các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp bao gồm cả các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng lao động quốc tế và các doanh nghiệp Việt Nam cử lao động sang nước ngoài làm việc;
- Thiết kế, xây dựng đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân lực;
- Xây dựng các chế độ chính sách nhằm thu hút nhân tài, động viên khuyến khích người lao động;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm về quản trị nhân lực trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp….
Học quản trị nhân lực ra trường làm công việc gì?
Chuyên ngành Quản trị nhân lực hay Quản lý lao động, nghe thì chắc hẳn có bạn hình dung đây là công việc giành cho “Sếp”, lãnh đạo. Thực tế, đây là công việc hoàn toàn chuyên môn. Kèm theo các kỹ năng quản lý, làm việc với con người. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các công ty đa quốc gia hoặc công ty trong nước:
- Làm việc tại các bộ phận hành chính, nhân sự trong các cơ quan, doanh nghiệp. Các vị trí cụ thể đó là: Nhân viên nhân sự phụ trách các mảng tuyển dụng, đào tạo, chính sách, truyền thông nội bộ, lương (C&B)… Đồng thời bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên các chức danh Trưởng/Phó phòng nhân sự, Giám đốc điều hành nhân sự.
- Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường đại học, các viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực quản trị nhân lực.
Học quản trị nhân sự lương bao nhiêu?
- Sinh viên mới ra trường ngành này có mức lương trung bình từ 7.000.000 VNĐ. Với các bạn có vốn ngoại ngữ, mức lương đầu vào giao động 8 – 9.000.000 VNĐ.
- Nhân sự có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm thì mức lương nhân được từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.
- Đối với người có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên thì mức lương nhận được từ 12 triệu đến 25 triệu đồng/tháng.
- Đối với các chức vụ như Giám đốc nhân sự, Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc khu vực… thì mức lương nhân được từ 30 triệu đến 60 triệu đồng/tháng.
Hỏi đáp thêm về công việc của ngành này
Học quản trị nhân lực có dễ xin việc?
Nguồn lực con người trong các doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Làm sao để khai thác hiệu quả và giữ chân được nhân sự là câu hỏi khó cần giải đáp. Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quá tình tìm được ứng viên phù hợp; chưa có cách thức phát triển đội ngũ nhân viên, tạo động lực làm việc hiệu quả,… Nên ngành nhân lực luôn vô cùng mở rộng đối nhiều vị trí làm việc trong doanh nghiệp. Vì vậy, nhân sự làm công tác quản trị nhân lực ngày càng được chú trọng và được doanh nghiệp trọng dụng. Học quản trị nhân lực dễ xin việc.
Học quản trị nhân sự văn bằng 2 có nên không?
Nếu bạn học trái ngành và đang làm trong lĩnh vực nhân sự, thắc mắc có nên học thêm văn bằng 2 chuyên ngành quản trị nhân sự không. Thì câu trả lời là có. Bởi lẽ, khi học bạn sẽ có kiến thức bài bản và tổng quan trong lĩnh vực này. Căn cứ xây dựng thang bảng lương hay các chính sách trong nhân sự đều có lý thuyết và công thức. Lý thuyết đúng thì việc thực hành và áp dụng mới có thể đúng được. Vậy nên, nếu đang lăn tăn thì bạn có thể có quyết định ngay cho mình.
Trên đây là các chia sẻ để các bạn hình dung được về ngành quản trị nhân lực. Hi vọng sẽ giúp bạn có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
>> Tìm hiểu thêm về chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Kinh tế quốc tế: Ra trường làm gì, học có khó không?
Trang Anh