You are currently viewing Nấm linh chi có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Nấm linh chi có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng

Hàng nghìn năm nay, nấm linh chi là một loại dược liệu quý được công nhận. Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra nấm linh chi rất tốt cho sức khoẻ. Vậy, nó có tác dụng gì? Sử dụng thế nào để đảm bảo an toàn?

Thông tin về nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại nấm lỗ thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim. Tên khoa học là Ganoderma lucidum. Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Trường thọ, Vạn niên nhung. Đây là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. 

Thành phần cấu tạo

Theo nghiên cứu và phân tích của các nhà khoa học, nấm linh chi có thành phần cấu tạo gồm:

  • Polysaccharides: Có khả năng hỗ trợ miễn dịch cơ thể, giải độc cơ thể, tăng tổng hợp DNA, RNA. Ngoài ra, trong Linh chi còn có 1 loại Polysaccharides ức chế tế bào ác tính.
  • Acid ganodenic: Giúp giảm đau, giải độc gan, ức chế tế bào ác tính của cơ thể.
  • Adenosin: Có tác dụng an thần, hạ cholesterol trong huyết thanh, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn cơ thể.
  • Lactone A: tác dụng giảm cholesterol máu.
  • Acid oleic: có tính kháng histamin chống dị ứng.
  • Cellolose: Hạ cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng nhuận tràng, ổn định đường huyết.
  • Protein và các acid amin: Giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Ngoài ra trong Linh chi cũng giàu các nguyên tố vi lượng. Như Phospho, Kali, Nhôm, Vàng, Canxi, Clo, Đồng, Sắt, Kẽm…

Nấm linh chi có vị gì?

Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị hơi đắng, tính ấm.

 Nấm linh chi có mấy loại?

Nếu phân theo màu sắc, có 6 loại nấm:

  • Nấm linh chi đỏ hay là xích chi. Hồng chi có màu đỏ là loại linh chi có nhiều tác dụng nhất. Nó có vị đắng, tính bình, không độc. Tác dụng tăng cường trí tuệ, bổ máu, tốt cho hệ tim mạch; chữa trị chứng khó thở, đau tức ngực, ích tâm khí.
  • Nấm linh chi vàng còn được gọi là kim chi hay ngọc chi. Có màu vàng vị ngọt, tính bình, không độc. Nấm linh chi vàng có tác dụng ích tỳ khí, trung hòa, an thần.
  • Linh chi xanh hay là long chi có màu xanh. Nấm linh chi xanh có vị chua, tính bình, không độc. Tác dụng chữa sáng mắt, bổ gan khí, an thần, tăng trí nhớ.
  • Linh chi trắng hay là ngọc chi, bạch chi có màu trắng. Mang vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.
  • Nấm linh chi đen – hắc chi hay huyền chi. Hắc chi có màu đen, vị mặn, tính bình, không độc. trị chứng bí tiểu, ích thận.
  • Linh chi tím đỏ: tử chi hay mộc chi, loại này có màu tím, đặc trưng. Mang vị ngọt, tính bình, không độ, bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, đẹp da.

Nấm linh chi có công dụng gì?

Giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch

Tác dụng đầu tiên và quan trọng nhất của nấm linh chi đó là giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến các gen trong tế bào bạch cầu. Thậm chí, một số loại linh chi còn có thể thay đổi quá trình viêm nhiễm trong các tế bào bạch cầu.

Đối với những bệnh nhân ung thư, phân tử trong nấm có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây nhiễm trùng và chống lại một số loại ung thư. Ngoài ra, sử dụng linh chi có thể làm tăng số lượng các tế bào bạch cầu bạch huyết ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Nấm linh chi không chỉ giúp tăng cường, cải thiện hệ miễn dịch trên bệnh nhân mà còn trên người bình thường, giúp họ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Nhìn chung, tác dụng của linh chi đối với bệnh nhân ung thư là cải thiện chức năng của tế bào lympho, chống lại nhiễm trùng và ung thư.

Chống ung thư

Hiện nay, nhiều bệnh nhân sử dụng nấm linh chi vì trong nấm có đặc tính chống ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư. Cụ thể như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư ruột già. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khẳng định ảnh hưởng có lợi của nó trên bệnh nhân ung thư.

Ngoài đặc tính chống ung thư, linh chi giúp tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên, chỉ nên được sử dụng nấm như một liệu pháp kết hợp với phương pháp điều trị truyền thống chứ không nên dùng để thay thế.

Chống lại mệt mỏi và trầm cảm

Một lợi ích phổ biến khác của linh chi là giúp làm giảm mệt mỏi và trầm cảm, tình trạng suy nhược thần kinh (đau đầu, chóng mặt), và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Sử dụng linh chi có thể làm tăng cholesterol “tốt” và giảm chất béo trung tính trong máu, những yếu tố được cho là liên quan đến nguy cơ gây ra bệnh tim.

Nấm linh chi dùng như thế nào?

Liều dùng nấm chi chi phụ thuộc vào một số yếu tố: Tuổi tác, Hình thái của nấm khi sử dụng, Độ tuổi của nấm, Sức khỏe các nhân.

Theo nghiên cứu bạn có thể tham khảo lượng uống mỗi liều / ngày như sau:

  • 1.5 – 9 g nấm khô dạng thô.
  • 1 – 1.5 g nấm tán nhuyễn.
  • 1 ml dung dịch.

Dạng nấm thô nguyên cây khá khó để dùng. Do vậy phần lớn chúng ta sử dụng ở dạng chiết xuất hoặc đã qua tinh chế. Phổ biến nhất là dung dịch hoặc dạng bột hay dạng viên. Ngoài ra, nấm linh chi có thể ngâm rượu được.

Nấm linh chi dùng cho đối tượng nào?

Những người nên thường xuyên sử dụng

  • Người mắc bệnh ung thư.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Đối tượng có sức khoẻ hoặc đề kháng yếu.
  • Người mắc bệnh huyết áp cao.
  • Người bị gout, đau nhức khớp.
  • Mắc các vấn đề về hen suyễn, dị ứng.
  • Người béo phì, muốn giảm cân.
  • Người bị trầm cảm.
  • Phụ nữ làm đẹp da, điều hoà kinh nguyệt.

Ai nên lưu ý khi sử dụng?

Linh chi sử dụng phổ biến và tốt cho mọi đối tượng nhưng có các lưu ý khi sử dụng:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Việc bà bầu lạm dụng, uống nhiều thì các dược chất trong trong nấm có thể gây co bóp tử cung, nguy cơ làm sảy thai rất lớn. Hơn nữa các dược chất mạnh cũng có nguy cơ khiến bà bầu dễ gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, choáng váng, đi ngoài, chảy máu mũi, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Trong thời gian mang thai, thay vì uống thì bà bầu có thể sử dụng nấm linh chi nghiền thành bột nhuyễn để đắp mặt, giúp làm mờ vết thâm nám, sạm đen, nếp nhăn, mang đến vẻ đẹp rạng rỡ cho làn da.
  • Người bị rối loạn máu, sắp phẫu thuật.
  • Người mắc bệnh huyết áp thấp.

Trẻ em có nên uống nấm linh chi không?

Trẻ em trên 2 tuổi có thể dùng được nấm linh chi. Nhưng chỉ nên dùng với liều lượng rất nhỏ hàng ngày. Mỗi ngày chỉ nên dùng 2 – 3g nấm. Và nước cần pha loãng hoặc pha với mật ong để tạo vị ngọt dễ uống cho trẻ.  Hoặc bạn có thể nấu cháo. Cháo linh chi có thể kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như thịt băm, xương…

Khi trẻ từ 7 tuổi trở lên thì 1 ngày có thể sử dụng khoảng 5g. Trường hợp trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi thì không nên dùng nấm, bởi dược chất trong nấm có thể gây hại sức khỏe của trẻ.

Nam giới có nên sử dụng?

Nấm linh chi giúp cơ thể sản sinh ra hợp chất hữu cơ thành steroid, đẩy nhanh trạng thái đồng hóa, giúp cơ thể tái cơ cấu và củng cố, phát triển cơ bắp, giảm enzyme chuyển đổi hoocmon. Nam giới thường xuyên sử dụng nấm sẽ có một sức khỏe tốt, giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh và đặc biệt giúp tăng cường sinh lực, khả năng sinh lý.

Phụ nữ uống nấm linh chi được không?

Phụ nữ nhìn chung hoàn toàn có thể uống linh chi hàng ngày để làm đẹp và hỗ trợ điều trị bệnh tật (nếu có).

Trang Anh