Kinh tế đối ngoại là ngành học rất được ưa chuộng tại các trường đại học. Tuy nhiên, có nhiều bạn đăng ký đơn giản vì đó là ngành được mọi người cho là “hot”. Vậy thực chất học ngành này ra trường sẽ làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại là ngành học về các tương tác kinh tế giữa các quốc gia. Nói một cách chính, học ngành này là nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc trao đổi, giao dịch thương mại giữa các quốc gia. (Tổng hợp theo tài liệu chương trình của đại học Ngoại thương).
Chuyên ngành kinh tế đối ngoại tiếng anh là International Economics.
Khác với kinh doanh quốc tế, ngành này học nhiều hơn các kiến thức về kinh tế nhiều hơn so với kinh doanh. Ngược lại, với ngành kinh doanh quốc tế (International Business) thì các kiến thức về kinh doanh sẽ nhiều hơn. Do đó, bạn cần xem rõ các môn cụ thể để quyết định ngành học và mục đích việc làm của bạn về sau.
Kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển hiện nay là lĩnh vực rất được quan tâm. Vì vậy, ngành học này cũng đặc biệt được chú trọng và đẩy mạnh.
Kinh tế đối ngoại học trường nào?
Tại Hà Nội
- Kinh tế đối ngoại FTU – đại học Ngoại Thương từ lâu đã nổi danh cả nước. Đây cũng là khoa mà trường Đại học Ngoại thương đào tạo tốt nhất. Mặt bằng chung khoa này lấy điểm cao hơn hẳn so với những trường khác. Giải điểm trong 5 năm trở lại đây: 24 – 29 điểm.
- Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội: khoảng điểm giao động từ 25 – 28 điểm.
- Học viện Chính sách và Phát triển: 22 – 24 điểm.
Tại TP. Hồ Chí Minh
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM): 24 – 26 điểm.
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM: 23 – 26 điểm.
Học kinh tế đối ngoại làm công việc gì?
Để hiểu rõ hơn về công việc của ngành này, trước tiên cần tìm hiểu các kiến thức mà các bạn sinh viên được trang bị.
Kiến thức
Khối kiến thức nền tảng, tổng quan về kinh doanh quốc tế:
- Môi trường kinh doanh quốc tế.
- Pháp luật trong kinh doanh quốc tế.
- Quan hệ kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế.
- Quản trị dự án đầu tư quốc tế.
Khối kiến thức chuyên sâu tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế:
- Marketing quốc tế.
- Xuất nhập khẩu.
- Đầu tư quốc tế.
- Thanh toán quốc tế.
- Logistics và vận tải quốc tế.
- …
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng cần thiết cho hoạt động kinh doanh quốc tế như: kỹ năng nghiên cứu thị trường, phân tích và dự báo, kỹ năng giao giao tiếp, đàm phán, kỹ năng thuyết trình….
Kinh tế đối ngoại và cơ hội việc làm
Với các kiến thức học được từ ngành Kinh tế đối ngoại và lợi thế ngoại ngữ vượt trội; bạn có thể dễ dàng tìm được công việc đúng chuyên ngành. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các công ty đa quốc gia hoặc công ty trong nước; các công ty phân phối, các tổ chức tài chính- ngân hàng, hiệp hội ngành nghề cũng như các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
- Nhân viên Marketing tại các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước.
- Nhân viên xuất nhập khẩu. Chịu trách nhiệm giúp quá trình thanh toán, vận chuyển diễn ra đúng tiến độ như đã ký kết: Bộ phận hải quan, bộ phận kho bãi, bộ phận giao nhận, nhân viên mua hàng trong và ngoài nước …
- Làm việc trong phòng kế hoạch, đầu tư trong các doanh nghiệp nước ngoài.
- Nhân viên kinh doanh quốc tế. Phụ trách tìm kiếm, đàm phán, chốt sales, ký kết hợp đồng, nhận hàng hoặc giao hàng với các khách hàng hoặc đối tác nước ngoài.
- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng trong các khoa kinh tế.
Mức lương cho sinh viên mới ra trường
Sinh viên mới ra trường ngành này đều bắt buộc phải chuẩn đầu ra tiếng anh. Nên mức lương cũng cao hơn so với mặt bằng chung của những khoa khác. Trung bình, mức lương cho người mới của ngành này khoảng từ 8.000.000 VNĐ.
Trên đây là các chia sẻ để các bạn hình dung được về ngành kinh tế đối ngoại là gì và các kiến thức về ngành nghề. Hi vọng sẽ giúp bạn có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
Trang Anh