You are currently viewing Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Nên học trường nào?

Học tài chính ngân hàng ra làm gì? Nên học trường nào?

Tài chính ngân hàng là ngành học chưa bao giờ hết hot tại các trường đại học. Vậy thực chất học ngành này ra trường sẽ làm gì? Mức lương bao nhiêu? Nên chọn trường nào phù hợp với khả năng của bạn? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chuyên ngành Tài chính ngân hàng là gì?

Tài chính ngân hàng là lĩnh vực bao gồm toàn bộ các vấn đề về tiền tệ, tài chính, luân chuyển tiền tệ trên thế giới. Tài chính ngân hàng được chia theo nhiều lĩnh vực khác nhau. Như tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế, tài chính tiền tệ, lưu thông tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp, tài chính thuế thuộc lĩnh vực tài chính. Mảng tài chính tiền tệ, lưu thông tiền tệ thuộc lĩnh vực ngân hàng.

Tài chính ngân hàng tiếng anh là Finance and Banking.

Học tài chính ngân hàng thi khối nào?

Tuỳ trường đại học xét tuyển, sẽ có các khối khác nhau. Bạn có thể thi các khối sau:

  • A00: Toán, Lý, Hóa.
  • A01: Toán, Lý, Tiếng anh.
  • D01: Toán, Văn, Tiếng anh
  • D90: Toán, khoa học tự nhiên, Tiếng anh.

Các trường đào tạo tài chính ngân hàng hiện nay?

Trong nước

Học viện ngân hàng

Trường Học viện ngân hàng là nôi phát triển cán bộ nguồn của các ngân hàng. Xuất phát điểm từ việc đào tạo cán bộ nguồn ngân hàng nên trường được thành lập. Xét trên phạm vi cả nước, khoa tài chính ngân hàng tại Học viện ngân hàng BUH gần như có lịch sử lâu đời nhất. Vì thế, đây là khoa “hot” tại trường Giải điểm trong 5 năm trở lại đây: 21 – 27 điểm. Trường có cơ sở trên cả nước.

Học phí tại Học viện ngân hàng được đánh giá cũng ở mức trung bình chung. Học phí tính trên 1 tín chỉ khoảng 150.000 VNĐ – 200.000 VNĐ. 4 năm học đại học, tổng tiền học phí giao động khoảng 20,7 triệu – 27 triệu.

Học viện Tài chính

Mức điểm cho khoa này giao động từ 20 – 25 điểm. Mức điểm không quá cao. Phù hợp với các bạn có lực học từ khá trở lên. Học phí tại Học viện Tài chính giao động từ 25 – 35 triệu.

Đại học Bách Khoa

Khoa tài chính ngân hàng tại trường đại học Bách Khoa là khoa được cực nhiều các bạn quan tâm. Bởi lẽ, khoa này tại đại học Bách Khoa đa dạng về hình thức thi và xét tuyển. Bạn có thể nộp hồ sơ để xét tuyển thẳng (Xét tuyển tài năng) hoặc xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc xét tuyển dựa trên kết quả bài kiểm tra tư duy. Khoa này tại trường đại học Bách khoa có cả đại học và Thạc sĩ.

Điểm chuẩn khoa tài chính ngân hàng tại trường Bách khoa giao động từ 19 – 25 điểm.

Đại học Ngoại Thương

Khoa tài chính ngân hàng FTU. Đây là khoa hot tại Đại học Ngoại Thương. Với các bạn có học lực giỏi trở lên hoàn toàn có thể nộp hồ sơ tại trường. Tuỳ năm, điểm chuẩn sẽ giao động từ 26,5 – 28 điểm. FTU khá đa dạng trong hình thức xét tuyển. Các hình thức xét tuyển bao gồm: xét trên kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc xét tuyển trên kết quả học sinh giỏi Quốc gia.

Học phí tại FTU trong 4 năm với khoa này trong khoảng 40 – 60 triệu.

Quốc tế

Canada

Canada hiện là một trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đồng thời, Canada còn có hệ thống giáo dục hàng đầu. Theo QS World University Rankings, nhiều trường tại Canada luôn đứng trong top 100 trường có chất lượng đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng tốt nhất thế giới. Học phí du học tại Canada trong khoảng: ~US$14,00 – US$32,000.

Các trường đại học của Canada dẫn đầu về ngành này là: Đại học Alberta, Đại học Waterloo, Đại học McGill, Đại học Concordia, Đại học Western Ontario, Đại học York…

Úc

Bằng Tài chính ngân hàng cấp tại Úc được công nhận trên toàn thế giới. Chi phí học tập và sinh hoạt ở Úc tương đối rẻ so với các nền giáo dục chất lượng cao khác như Anh hay Mỹ. Học phí 4 năm giao động từ ~US$22,170 – US$22,700. Vì thế, cơ hội việc làm của bạn sẽ được mở rộng hơn cả. Và đây là điểm lựa chọn của nhiều du học sinh tại Việt Nam.

Các trường đào tạo chuyên ngành này uy tín tại Úc có thể kể tới: La Trobe University; Edith Cowan University; Australia Catholic University; Western Sydney University; University of Southern Queensland; University of Wollongong; Swinburne University of Technology; RMIT; Monash University; Deakin University; University of Newcastle; Adelaide Institute of Business and Technology (AIBT)…

Singapore

Quốc sư tử là con rồng Châu Á. Vì vậy, Tài chính ngân hàng là một trong những ngành học thế mạnh của giáo dục tại đất nước này. Khi theo học tại đây, sinh viên sẽ được tiếp cận và bắt nhịp được với môi trường kinh tế năng động bậc nhất thế giới. Khi du học Singapore bạn sẽ nhận được những tấm bằng của những trường đại học liên kết từ Anh, Úc, Mỹ. Vì thế, kết thúc chương trình học, sinh viên sẽ có cơ hội kiếm được một vị trí nhân viên tại các ngân hàng Singapore hoặc có thể trở về Việt Nam làm việc tại các ngân hàng quốc tế có trụ sở tại đây. Học phí du học Singapo giao động từ ~US$8,000 – US$30,000.

Các trường đào tạo ngành này uy tín tại Singapore: ERC Institute; PSB Academy; East Asia Institute Of Management (EASB); Amity Global Business School; Curtin Education Centre.

Mỹ

Nước Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới. Du học ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ bạn sẽ lĩnh hội được kiến thức cập nhật nhất, khả năng áp dụng toàn cầu, đồng thời bạn sẽ có cơ hội thực tập ở những công ty tài chính, bảo hiểm lớn. Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp tài chính ngân hàng cũng rất tốt ngay tại Mỹ và các nước khác. Ngoài ra Mỹ có hệ thống trường đại học tốt nhất trên thế giới, với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là các chuyên ngành này.Học phí du học tại Mỹ giao động ~US$25,000 – US$50,000.

Các trường đào tạo ngành này uy tín tại Mỹ: The University of Illinois at Chicago; DePaul University; University of Hartford; Florida International University; University of Houston, Texas; University of Kentucky; Southern Illinois University Edwardsville…

Học tài chính ngân hàng ra trường làm công việc gì?

Kiến thức được trang bị khi học Tài chính ngân hàng

Sinh viên theo học sẽ được đào tạo kiến thức về lĩnh vực Tài chính – tín dụng, phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.

Các môn học thường có trong ngành này bao gồm: Tài chính quốc tế, Kế toán tài chính doanh nghiệp, Tín dụng Ngân hàng, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Thanh toán quốc tế, Quản trị tài chính, Phân tích thị trường tài chính, Pháp luật Kinh tế,….

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng cần thiết cho hoạt động kinh doanh quốc tế như: kỹ năng nghiên cứu thị trường, phân tích và dự báo, kỹ năng giao giao tiếp, đàm phán, kỹ năng thuyết trình….

Tài chính ngân hàng là gì ra trường làm gì?

Với các kiến thức học được và lợi thế ngoại ngữ vượt trội; bạn có thể dễ dàng tìm được công việc đúng chuyên ngành. Các đơn vị bạn có thể xin vào như:

  • Ngân hàng thương mại.
  • Công ty kiểm toán.
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, quỹ đầu tư, …).
  • Công ty Chứng khoán.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch –  Đầu tư,  Cục Thuế, Hải quan…
  • Bộ phận tài chính của các công ty, tập đoàn vừa và lớn.
  • Trường đại học, cao đẳng.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm các công việc:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng.
  • Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại.
  • Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tế.
  • Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn.
  • Chuyên viên tài trợ thương mại.
  • Môi giới chứng khoán.
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ.
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp.
  • Thẩm định giá tài sản; mua bán, sát nhập doanh nghiệp…
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng trong các khoa kinh tế.

Mức lương cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường ngành này đều bắt buộc phải chuẩn đầu ra tiếng anh. Nên mức lương cũng cao hơn so với mặt bằng chung của những khoa khác. Trung bình, mức lương cho người mới của ngành này khoảng từ 12.000.000 VNĐ. Với nhân sự có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, mức lương từ 25.000.000 VNĐ trở lên.

Trên đây là các chia sẻ để các bạn hình dung được về ngành tài chính ngân hàng là gì và các kiến thức về ngành nghề. Hi vọng sẽ giúp bạn có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn.

>> Xem thêm các chuyên ngành khác: Kinh tế quốc tế; Kinh tế đối ngoại; Quản trị nhân lực.

Trang Anh