Dạo gần đây mình đọc được rất nhiều bài với nội dung: Ngoài 30 tuổi đi tìm việc được không? Bản thân mình làm tuyển dụng, gặp rất nhiều ứng viên, từ trẻ tới trung tuổi. Nhưng đúng thật, hầu như những anh chị ngoài 30 tuổi vẫn đi tìm công việc cấp bậc nhân viên ít hơn rất nhiều. Nhất là các chị em. Phải chăng, ngoài 30 tuổi chị em “không dám” nhảy việc?
Nội dung
Tại sao ngoài 30 tuổi, chị em “ngại” nhảy việc?
Cuộc sống quá nhiều thứ để quan tâm
Ngoài 30, thường lúc đó chị em đã có gia đình, con cái. Cuộc sống không còn là là khám phá thế giới nữa. Lúc ấy, ngoài công việc còn rất nhiều thứ phải quan tâm. “Con hôm nay ai đón?” “Ai cho con đi học?” “Con sốt rồi, ai chăm con trong viện” “Con chuyển cấp, tối dậy con học bài” hay “Bố mẹ ốm rồi, vào chăm thôi”… Có lẽ, cuộc sống quá bận rộn làm chị em không dám nghĩ tới thử thách khi nhảy việc. Chỉ mong sao có công việc ổn định để còn thời gian chăm lo gia đình.
Trường hợp như này suốt thời gian làm tuyển dụng, Trangtien gặp không ít. Có quá nhiều chị chuyên môn rất ổn nhưng chấp nhận mức lương của sinh viên ra trường. Lúc phỏng vấn, chị chỉ hỏi về thời gian làm việc, có phải tăng ca không? Vì lương lúc đó với chị không bằng đi, về đúng giờ để được đón con.
Nhà tuyển dụng cũng dần có xu hướng thích tuyển nhân sự trẻ
Có một câu chuyện rất thật. Một bạn tuyển dụng kể lại với tôi việc bạn ấy tuyển nhân viên telesales. Giữa đống CV của toàn người trẻ bỗng lạc vào vài cái CV của một ứng ngoài 30 tuổi. Nó nghĩ: “Không ngờ có người ngần này tuổi rồi còn đi xin làm công việc này, mà nhìn kinh nghiệm làm việc lại còn rất dày dặn nữa chứ”. Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng bạn tôi không xét CV này vào số cần cân nhắc tuyển dụng.
“Không phải tôi kỳ thị tuổi tác người ta hay gì, chỉ là tuyển người này không được lời chút nào. Nếu chị ấy đồng ý mức lương người ta đề xuất thì không ổn; vì công việc này không đáng trả nhiều lương như thế. Nhưng nếu ông trả lương cho người ta theo mức nhân viên mới, vậy cũng không được. Nên thà tuyển người trẻ, người mới hoàn toàn, mức lương phải trả thấp. Người trẻ lại còn năng động, mang đến làn gió mới, học hỏi nhanh”.
Khi tôi hỏi lý do, nó đáp.
Thế đó, tâm lý của nhà tuyển dụng làm cho các chị đi rải hồ sơ thấy vô vọng và dần không giám nhảy việc.
Có nên nhảy việc khi đã ngoài 30 tuổi?
Nếu bạn cảm thấy thực sự không thỏa mãn với môi trường công việc hiện tại; nhưng không dám tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp mới chỉ vì tuổi tác – hãy nhìn xung quanh. Rất nhiều người thành công tìm ra đam mê của họ sau khi chạm mốc 30. Sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại. Hơn nữa, theo những nhà nghiên cứu thần kinh học; khi trẻ tuổi chúng ta có xu hướng chọn những lối đi tắt khi phải đối diện với những lựa chọn phức tạp về nghề nghiệp. Giờ đây, khi đã có nhận thức rõ ràng hơn về thế giới; bạn có thể đưa ra một quyết định có cơ sở. Và bắt đầu cuộc sống mà bạn hằng mong muốn.
Tìm ra nguyên nhân khiến bạn muốn thay đổi công việc
Hãy suy xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Sẽ có rất nhiều lý do được đưa ra. Đôi khi là những nguyên nhân nhất thời (mệt mỏi do lâu ngày không nghỉ phép, xích mích với đồng nghiệp hay hiểu lầm với sếp…). Nếu chỉ là những lý do đó, hãy thả lỏng và tạo cho mình cơ hội được nghỉ ngơi; nạp lại năng lượng. Thẳng thắn nói chuyện với những người bạn đồng nghiệp hay sếp để giải quyết vấn đề đó; để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Còn nếu bạn đã thật sự thấy mệt mỏi và không cảm thấy yêu thích, phù hợp công việc hiện tại nữa? Thì dù bạn có cố gắng níu kéo theo nó cũng chẳng mấy đạt được kết quả tốt. Bạn đã mặc định ý tưởng bước sang con đường mới tại sao lại còn đắn đo do dự chứ? Để bước vào con đường sự nghiệp thành công mới; tất nhiên bạn sẽ trải qua không ít khó khăn, vất vả nhưng hãy tự tin và dũng cảm lên.
Trước khi bắt tay vào con đường khởi nghiệp mới, bạn nên đề ra những mục tiêu cụ thể cho chính bản thân mình. Và hãy tự hỏi xem mình đã thật sự muốn thay đổi chưa? Nếu bạn đã sẵn sàng cho những điều đó thì hãy bắt tay vào cuộc hành trình khởi nghiệp mới. Đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì thì không có gì là không thể. Không có gì là quá muộn.
Lập kế hoạch rõ ràng khi nhảy việc
Trau dồi kỹ năng cho công việc mới cần được bắt đầu trước khi bạn thay đổi công việc. Đây là thời gian để chuẩn bị kiến thức, tìm kiếm cơ hội để thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu nghề của bạn không quá xa với chuyên môn cũ thì không quá khó. Ngược lại, nếu bạn chọn một nghề hoàn toàn mới thì bạn phải cố gắng nhiều hơn. Bạn sẽ phải học và học rất nhiều để có được kỹ năng chuyên môn đáp ứng đủ cho công việc. Cập nhật lượng kiến thức chuyên môn về công việc, lắng nghe kinh nghiệm trong nghề từ những người đi trước hoặc gia nhập mạng lưới nghề nghiệp đều là những gợi ý để bạn thực hiện khi muốn bắt đầu với công việc mới.
Và cuối cùng là hãy tự tin với phong thái cá nhân vững vàng. Bạn cần biết rằng, dù ở đâu, dù bạn đang ở độ tuổi nào; sự tự tin luôn là yếu tố hấp dẫn nhà tuyển dụng. Vì thế, tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần, kiến thức trước khi nhảy việc. Tác phong làm việc của một người chiến thắng sẽ đem đến cho bạn cơ hội thành công cao hơn.
>> Xem thêm cần chuẩn bị những gì trước khi nhảy việc?
Trang Anh