You are currently viewing Cây Kế sữa – lá chắn bảo vệ gan và làn da

Cây Kế sữa – lá chắn bảo vệ gan và làn da

Thế kỷ 4 trước Công Nguyên, hạt kế sữa đã được người Hy Lạp cổ đại sử dụng làm thuốc bảo vệ gan. Từ thế kỷ 16 cho tới nay, người châu Âu đã bào chế cây kế sữa thành một loại thuốc. Đó là sản phẩm chuyên dùng để điều trị các bệnh liên quan đến gan mật và làm đẹp trực tiếp cho làn da. Cùng tìm hiểu công dụng tuyệt vời của loại cây này!

Thông tin về cây Kế sữa

Cây kế sữa là một loại cây thảo mộc. Cây kế sữa hay còn được biết đến qua tên gọi Kế thánh, Kế đức mẹ, Cúc gai. Đây là một loại thực vật có hoa phổ biến thuộc họ cúc có tên khoa học là Silybum marianum.

Đặc điểm

Cây kế sữa có thể được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất. Môi trường sinh trưởng của cây kế sữa là ở những vùng khô ráo, nhiều ánh nắng mặt trời:

  • Cây trưởng thành cao từ 1,2m đến 3m.
  • Lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng.
  • Bông màu đỏ tím.
  • Trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu bóng với nhiều chấm.
  • Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti.
  • Hoa cây kế sữa nở từ tháng 6 đến tháng 8. Các hạt màu đen được thu hoạch vào cuối mùa hè.

Tính vị: Vị đắng, tính hàn.

Phần sử dụng làm thuốc: Phần hạt và trái cây.

Thành phần chính trong Kế sữa

Thành phần dược chất chính có trong chiết xuất cây Kế sữa là một hợp chất phức tạp có tên gọi chung là silymarin. Silymarin có chứa nhiều flavonolignands (silybinin, silychristin và silydianin) đều là những hoạt chất có nhiều công dụng khác nhau. Thông thường, hạt và trái của cây chứa khoảng 70 – 80% chất flavonolignands nếu được bào chế đúng cách.

Kế sữa có tác dụng gì?

Silymarin trong cây là hoạt chất vừa chống viêm, chống oxi hoá và có tác dụng hạ đường huyết.

Lá chắn bảo vệ gan

  • Silymarin giúp chống oxy hóa, giúp vô hiệu hóa gốc tự do gây hại khiến cho gan bị tổn thương.
  • Tăng cường khả năng tổng hợp protein của gan, giúp phục hồi các tế bào gan bị tổn thương và và hình thành các tế bào gan mới.
  • Ổn định màng tế bào gan, có tác dụng ngăn chặn độc chất nhiễm vào trong tế bào gan, ức chế sự biến đổi gan thành tổ chức xơ, giảm thiểu nguy cơ dẫn đến xơ gan.

Chính vì vậy, cây kế sữa được dùng bằng đường uống là phổ biến nhất cho các rối loạn gan. Bao gồm tổn thương gan do hóa chất, rượu và hóa trị liệu, cũng như tổn thương gan do ngộ độc nấm Amanita, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh viêm gan cấp tính, xơ gan và viêm gan mạn tính.

Điều trị ung thư

Khả năng kháng viêm và tác dụng ức chế của silymarin đối với sự phát triển của các di căn ung thư cũng đã được xác nhận. Các dòng ung thư mà silymarin có thể gây ức chế, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, da, bàng quang và ung thư phổi.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đã khẳng định, chất silymarin trong cây kế sữa có khả năng kiểm soát đường huyết, từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Công dụng của cây kế sữa đối với làn da

  • Chống nắng cho da: Các nhà khoa học cho biết, chất phytochemical có trong hợp chất silymarin có tác dụng ức chế tia UV gây ra các phản ứng oxy hóa trên da. Hoạt chất này cũng giúp làm giảm tổn thương da do xạ trị ở các bệnh nhân ung thư.
  • Chống lão hóa da: Gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị lão hóa và hình thành các vết nám, sạm, tàn nhang. Nhờ chứa hoạt chất chống oxy hóa mạnh nên nó có khả năng trung hòa gốc tự do, giúp ngăn chặn chứng lão hóa da, các vết đồi mồi và nếp nhăn hiệu quả.
  • Giảm mụn nhọt: Khi gan yếu, cơ thể không thải được độc, mặt sẽ lên mụn. Gan khoẻ, mụn tự khắc sẽ hết.

Cây kế sữa có ở đâu?

Kế sữa vốn mọc hoang dã ở vùng Ðịa Trung Hải. Đến nay, cây được trồng khắp nơi trên thế giới.

Kế sữa mua ở đâu?

Cây kế sữa rất hiếm thấy ở Việt Nam và không được đề cập trong sách “Cây cỏ Việt Nam”. Loại thảo dược này được các quốc gia bào chế trong viên uống bảo vệ sức khỏe.

Hiện nay trên thị trường, chiết xuất từ cây kế sữa có các dạng như viên nang uống, viên nén, bột và dạng chất lỏng. Bạn có thể tham khảo sản phẩm bổ gan Liver Power của Hàn Quốc tại đây.

Một số lưu ý khi sử dụng cây Kế sữa

Phản ứng phụ

Sử dụng cây kế sữa cũng có thể xảy ra những phản ứng phụ, tuy rất hiếm. Bao gồm: nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, rôm sảy, đau nhức khớp xương, bất lực (sinh lý), hơi thở ngắn và dồn dập, bất tỉnh,.

Tương tác thuốc

Chiết xuất silymarin có thể tương tác với một số thuốc chữa bệnh khác như thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia); thuốc trị bệnh tai biến mạch máu não; thuốc gây tê hay làm mất cảm giác (anesthesia).

Chống chỉ định

  • Trẻ em: Không sử dụng.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Tham khảo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin tham khảo mà Trang Anh tổng hợp được. Để sử dụng hiệu quả nhất, nên tham khảo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Trang Anh