You are currently viewing Áp lực công việc quá lớn, làm sao để vượt qua?

Áp lực công việc quá lớn, làm sao để vượt qua?

Trong công việc, gặp áp lực là chuyện bình thường. Đôi khi, nó là những thử thách để bạn có những thành công và bước tiến xa hơn. Nhưng quá áp lực quá nhiều, bạn rất dễ bị stress, căng thẳng; thậm chí là trầm cảm. Vậy làm sao để giảm áp lực công việc.

Áp lực công việc là gì?

Khái niệm

Áp lực công việc là trạng thái sức khỏe và tinh thần ở thời điểm thấp nhất khiến con người cảm thấy lúc nào cũng khó khăn; mệt mỏi mỗi khi đối diện với công việc.

Biểu hiện cho thấy bạn đang gặp áp lực công việc

Lo lắng vẻ bề ngoài khi đến công ty

Một số công ty có quy định riêng về trang phục, một số khác cho phép mặc đồ tự do; hoặc thậm chí cần chỉn chu ngoại hình khi có mặt tại môi trường làm việc. Điều này khiến nhân viên phải dành nhiều thời gian băn khoăn, lựa chọn trang phục mỗi khi đi làm.

Căng thẳng tìm cách ứng xử trong công việc

Điều này rất thường xuyên xảy ra, nhất là với nhân sự mới vào làm. Bạn lo lắng không biết nên cư xử như thế nào mới đúng mực với từng vị trí. Đặc biệt là cách phản hồi ý kiến với cấp trên, đồng nghiệp.

Liệu mọi người có thích mình không? Mối quan ngại chính là bạn luôn lo lắng về cảm nhận của mọi người về mình. Hãy nhớ rằng, sự có mặt của bạn ở công ty không phải để làm vừa lòng người khác. Mà để hoàn thành mục tiêu, hạng mục đề ra.

Quá quan trọng vấn đề tuổi tác và kinh nghiệm

Nhiều nhân sự mới lo lắng mình còn quá non trẻ, thiếu kinh nghiệm nên khó lòng hòa nhập cùng những nhân sự lâu năm. Thậm chí, có nhân viên vì nghĩ rằng mình trẻ nhất công ty nên thường xuyên tự ti về khả năng tiếp nhận công việc.

Lý do

Khối lượng công việc được giao quá tải với năng lực và hoàn cảnh hiện tại – lý do hàng đầu gây áp lực công việc

Việc hàng ngày phải giải quyết số lượng công việc quá nhiều với năng lực và thời gian của bản thân; sẽ khiến người bệnh không tránh khỏi những căng thẳng mệt mỏi. Đồng thời, phải cạnh tranh với quá nhiều người cũng khiến bạn rơi vào trạng thái áp lực kéo dài.

Ví dụ: Khi bạn chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo để cấp trên phát biểu vào buổi họp lúc 4 giờ chiều. Bạn đã đợi các dữ liệu cần thiết từ sáng. Nhưng phải đến 3 giờ 15 phút mới nhận được các dữ liệu này. Bạn lại phải vội vã hoàn tất mọi thứ trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Mặc dù đã hoàn thành trách nhiệm nhưng chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy bức bối trong lòng. Và điều này xảy ra không chỉ một lần, dẫn đến áp lực công việc.

Trách nhiệm công việc tăng cao

Đảm trách thêm nhiệm vụ trong công việc thật sự rất căng thẳng. Bạn sẽ có nhiều áp lực hơn khi có nhiều hơn công việc mà bạn chẳng thể nói không. Chẳng hạn như khi bạn luôn có nhiều dự án mới mẻ; điều này có thể cần thiết cho sự thăng tiến trong công việc; nhưng khi nhiệm vụ bắt đầu chồng chất bạn sẽ thấy bị quá tải. Trong lúc đó cấp trên lại yêu cầu nhận một dự án mới. Bản thân bạn lại không thể từ chối và bây giờ thì lại càng lo lắng hơn bao giờ hết để hoàn thành tất cả các công việc được giao.

Sự hài lòng trong công việc

Nếu công việc của bạn không có ý nghĩa; không phải công việc yêu thích; không đáp ứng được các mong muốn, kỳ vọng của bạn với công việc; bạn sẽ dễ cảm thấy căng thẳng.

Đây có thể được coi là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi làm một công việc mình không thích thì thường sẽ không thể làm hiệu quả được. Từ đó năng suất công việc không đạt kết quả gây chán nản, stress cho người bệnh. Bạn có đang lo lắng phải làm sao để hoàn thành tốt công việc? Cảm thấy bất an về tiến độ công việc của bản thân chính là tác nhân lớn khiến nhiều người bị căng thẳng.

Ví dụ như khi bạn mới vào làm đã được 8 tháng và cảm thấy bản thân làm việc tốt. Tuy nhiên, cấp trên thì không nói gì nhiều. Và điều này khiến bạn cảm thấy không chắc chắn về sự thể hiện năng lực của bạn. Bạn sẽ luôn lo lắng liệu mình có làm tốt không; nhưng lại sợ không dám hỏi cấp trên của mình.

Giao tiếp trong công việc kém

Căng thẳng trong công việc thường đến từ sự giao tiếp kém. Khi bạn không được bộc lộ những mối lo ngại, những điều cần thiết hoặc những cơn bực dọc; bạn sẽ cảm thấy rất căng thẳng. Có một vị trí công việc mới trong phòng ban nơi bạn làm việc với trách nhiệm cao hơn; nhưng cũng được trả lương tốt hơn. Và bạn nghĩ rằng mình có thể làm tốt công việc này. Bạn đã làm ở đây lâu hơn bất kỳ ai trong phòng ban và hy vọng vị cấp trên sẽ nghĩ đến mình. Nhưng sau vài tuần, một người đồng nghiệp của bạn được thăng chức và đảm nhiệm vị trí đấy. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tức giận và tổn thương nhưng lại không nói được gì cả.

Môi trường làm việc không ổn định hoặc điều kiện làm việc kém

Đối với môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc quá nhiều với những yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc những môi trường làm việc chật chội, áp bức, nhiều tiếng ồn … người làm việc dễ dẫn đến việc lo sợ lâu ngày sinh ra việc căng thẳng, mệt mỏi, ám ảnh với môi trường làm việc.

Môi trường làm việc quá cạnh tranh, gây áp lực công việc

Môi trường làm việc yêu cầu bạn luôn phải hoàn thành công việc với số lượng lớn trong ngày, tính chất công việc khó khăn, phức tạp. Bạn phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ để tạo cơ hội cho chính mình. Nhất là những người làm nghề nhân viên sales, nhân viên tài chính, … sẽ dễ dàng khiến bạn gặp phải căng thẳng trong công việc.

Cũng có khi căng thẳng đến từ việc bạn một lúc kham quá nhiều công việc. Công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải hoàn thành trong thời gian nhất định. Điều đó khiến bạn luôn trong tâm trạng lúc nào cũng phải gồng mình lên để cố gắng. Và khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng và stress dễ dàng.

Cũng có khi, sự căng thẳng đến từ cấp trên của bạn. Sự khắt khe, khó tính trong công việc, đòi hỏi cao ở năng lực của sếp cũng sẽ khiến bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi như chạy đường dài, căng thẳng vả stress.

Do vấn đề sức khỏe

Áp lực công việc phần lớn nguyên nhân đến từ bên ngoài nhưng cũng có không ít trường hợp nguyên nhân đến từ chính bán thân NLĐ. Bởi khả năng chịu đựng và thích nghi của mỗi người là khác nhau. Hoặc cũng có những trường hợp NLĐ trong quá trình làm việc thì mắc một căn bệnh nào đó; và thường xuyên lo lắng về bệnh tất của mình lâu dần hình thành việc lo âu, căng thẳng.

Làm thế nào để vượt qua áp lực công việc?

Lập kế hoạch làm việc khoa học

Một kế hoạch làm việc khoa học, chi tiết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp là cách vượt qua áp lực hiệu quả. Cách này sẽ giúp bạn tập trung vào công việc và quản lý thời gian tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên dành ra một chút thời gian trống trong lịch trình để giải quyết các sự việc bất ngờ có thể xảy ra.

Hãy biết ưu tiên việc nào làm trước, việc nào làm sau; lúc nào làm việc này, lúc nào làm việc kia; deadline của từng công việc cụ thể như thế nào; công việc nào làm xong rồi thì gạch ngang và đưa ra khỏi danh sách những công việc cần làm. Hôm nay chưa làm xong việc thì cũng phải để ngày mai làm tiếp. Vì ngoài công việc ra, bạn rất cần thời gian dành cho bản thân và gia đình.

Thư giãn và tìm lại hứng thú

Mỗi khi mệt mỏi hoặc thấy căng thẳng, hãy tạm thời gạt bỏ công việc qua một bên. Và quan tâm đến sở thích của bản thân. Bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, trò truyện bới bạn bè, nghe nhạc, xem phim… để tinh thần được thoải mái hơn và lấy lại hứng thú làm việc.

Học cách nói lời từ chối

Kỹ năng từ chối rất quan trong đối với mỗi người. Nó giúp bạn giảm áp lực công việc vì không ôm đồm quá nhiều thứ cùng lúc. Nếu thấy không thể nhận thêm việc, bạn cần từ chối thẳng thắn với sếp. Học cách từ chối quan trọng không kém những kỹ năng mềm khác. Đừng nhận nhiều việc nhưng không thể hoàn thành nó, điều này sẽ khiến bạn bị mất điểm với sếp.

Chia sẻ với người khác

Đó có thể là người thân trong gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Đừng ngại chia sẻ khó khăn, cảm xúc của bản thân với họ. Vì đôi khi chỉ một gợi ý nhỏ từ đồng nghiệp, bạn bè, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết những vấn đề mình đang gặp phải.

Hướng tới những người tràn đầy năng lượng sống

Một số người có “biệt tài” dập tắt mọi lạc quan, năng lượng sống của bạn dù không hề chủ ý. Nhưng cũng lại có những người luôn tạo cho bạn cảm giác tràn đầy sức sống và niềm tin khi ở bên họ. Hãy cố gắng tìm ra những người đem lại cho bạn năng lượng để tiếp tục vươn lên. Nếu không thể gặp gỡ trực tiếp, bạn có thể tìm kiếm những người bạn vui vẻ trên mạng.

Trau dồi khả năng giải quyết công việc

Khả năng giải quyết công việc kém là nguyên nhân chính khiến không ít người bị áp lực khi công việc. Nếu muốn tránh tình trạng này, bạn phải không ngừng trau dồi khả năng giải quyết công việc. Để giúp tinh thần lạc quan, vượt qua áp lực và tự tin hơn vào khả năng của mình.

Nghỉ ốm một ngày để giảm áp lực công việc

Hãy sử dụng ngày này để nghỉ ngơi và “sạc” lại năng lượng cho cơ thể. Xem một bộ phim hay hoặc một chương trình truyền hình yêu thích cũng rất cần thiết để tái tạo lại sức lao động cho bạn. Hoặc đơn giản, hãy dùng ngày hôm đó để những điều bạn yêu thích: Chơi thể thao, du lịch…/.

Trang Tiên