Em đi phỏng vấn, HR yêu cầu em phải cung cấp bảng lương hoặc mức lương tại đơn vị cũ. Em rất phân vân không biết có nên cho họ xem tin nhắn hoặc sao kê bảng lương không? Theo bạn, bạn ứng viên này nên làm thể nào?
Nội dung
Bảng lương là gì?
Bảng lương là phiếu xác nhận lương hay là thư xác nhận thu nhập, ghi rõ số tiền nhân viên nhận được, số tiền trừ cho thuế, bảo hiểm, … Có bảng lương hàng tháng, mẫu sao kê bảng lương 3 tháng, 6 tháng, hàng năm… của cá nhân tại công ty hoặc cơ quan.
Tại các doanh nghiệp, bảng lương còn được gọi là Payslip.
Như vậy, bảng lương là xác nhận của doanh nghiệp về thu nhập của bạn tại đó.
Tại sao một số nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cung cấp bảng lương tại đơn vị cũ?
Theo kinh nghiệm làm HR của mình, mức lương của các doanh nghiệp đa phần đều có rank. Có thể căn cứ trên mặt bằng chung của thị trường. Có thể căn cứ theo mức mà trước đây họ đã trả cho những nhân viên cũ. Nhà tuyển dụng hỏi; thậm chí, nó được đưa vào “policy của công ty về mức lương gần đây nhất của bạn vì:
- Mức lương thể hiện sự đánh giá của DN về năng lực của bạn một cách chính xác nhất. Đây là phần đã được kiểm chứng. Bởi dù phỏng vấn, bài test, reference check thì tỷ lệ đánh giá đúng ứng viên chỉ có 65-70%. Và trong thực tế cũng đã chứng minh, có những ứng viên vượt qua các bài test và phỏng vấn một cách xuất sắc nhưng khi làm trong vòng nửa năm đầu thôi đã lộ ra những điểm chưa phù hợp và năng lực. Và không thật sự như những gì ứng viên đã thể hiện trong quá trình phỏng vấn.
- Đề phòng những trường hợp ứng viên khai gian về lương.
Như vậy, nhà tuyển dụng vẫn cần một thông tin mang tính xác thực hơn nữa. Đề có thể đưa ra một mức offer hợp lý, an toàn nhất; mức họ có thể trả được dựa trên nguồn quỹ lương cho vị trí này.
Ứng viên nên hành xử ra sao khi được nhà tuyển dụng yêu cung cấp bảng lương?
Có nên nói dối về mức lương tại đơn vị cũ?
Về bản chất, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Mỗi đơn vị có văn hoá, nguồn lực, khối lượng và tính chất công việc khác nhau. Nên mức lương tại các đơn vị là khác nhau. Đó là điều đương nhiên. Ví dụ, cùng việc tuyển dụng, khối lượng công việc của công ty A là 5 nhân sự/tháng. Nhưng tại công ty B, khối lượng công việc là 10 nhân sự/tháng. Đồng thời, tiêu chuẩn và quy trình của 2 công ty cũng là khác nhau. Nên mức lương tại công ty cũ của bạn cũng chỉ là 1 phần căn cứ đánh giá năng lực của bạn. Và hãy làm rõ cho họ thấy mức thu nhập đó bạn phải thực hiện khối lượng công việc là bao nhiêu.
Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương tại đơn vị cũ bạn cứ mạnh dạn trả lời. Nhưng về nguyên tắc, đây là câu hỏi bảo mật, chắc chắn bạn không nên tiết lộ chi tiết. Những cũng không nên nói dối về mức lương cũ. Vì họ có nhiều cách để kiểm tra. Hãy trả lời một cách khéo léo: “Do lương mang tính chất bảo mật nên em xin phép không trao đổi về con số chính xác. Lương em ở trong khoảng: từ aa – tới bb. Mức lương đó bao gồm khối lượng công việc em phải thực hiện như sau: …; quy mô công ty là: ….”. Như thế, họ đã đủ căn cứ để đánh giá năng lực và mức lương hợp lý cho bạn nếu trúng tuyển vào công ty họ.
>> Tham khảo thêm cách deal lương với nhà tuyển dụng.
Có nên cung cấp bảng lương qua pay slip hoặc tin nhắn lương?
Trường hợp họ nhất quyết yêu cầu bạn phải cung cấp về lương do đó là policy của công ty? Hãy thư dãn và đừng quá nặng nề về tâm lý trong vấn đề này. Bởi nếu là quy định thì để vào được công ty, bạn không thể làm khác được. Nếu bạn thực sự yêu thích nó nhưng không thể cho họ biết con số chính xác thì có thể cân nhắc đưa ra con số bằng những cách khác. Ví dụ như gửi cho họ các tin tuyển dụng tại đơn vị cũ của bạn trong đó có mức lương.
Kết lại, ứng viên nên tìm hiểu thật kỹ về cơ hội công việc, về công ty, cũng như các cơ hội mà vị trí này đem lại. Khi đi phỏng vấn, ứng viên không nên chỉ chờ được hỏi và trả lời mà nhân cơ hội này hãy hỏi thật nhiều các thông tin về công ty, về business, về cơ hội thăng tiến, về chính sách training đào tạo, về các chính sách khác của công ty. Nếu ứng viên đã thật sự thích công việc, công ty, ứng viên sẽ không ngại chứng minh vì sao mình phù hợp với công việc đó, chứng minh vì sao mình xứng đáng với mức lương đề xuất. Để sau đó cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều đạt được một mức lương thỏa đáng nhất.
Là HR, trao đổi muốn biết mức lương của ứng viên tại công ty cũ sao cho hiệu quả?
Nếu bạn là HR, khi trao đổi về bảng lương của ứng viên; nên làm công việc tế nhị này một cách khéo léo nhất, chuyên nghiệp nhất. Có thể check khung lương của vị trí đó căn cứ vào tin tuyển dụng của họ trước đây. Và tốt nhất là nên check các thông tin khác của ứng viên về:
- Mức độ phù hợp của ứng viên với công việc.
- Động lực vì sao họ muốn làm việc ở vị trí này, cho công ty này?
- Vì sao họ xứng đáng với mức lương mà họ đề xuất (chưa tính đến lương cũ)?
- Những gì họ sẽ làm được cho công ty trước khi cần phải check các thông tin về mức lương cũ bằng các chứng từ nhạy cảm như pay slip hay bảng lương.
Để có thể có phương án phù hợp, tránh 2 bên vì vấn đề này mà “bỏ lỡ” nhau.
>> Tham khảo thêm kỹ năng phỏng vấn.
Trang Tiên