You are currently viewing Xu hướng tuyển dụng trong dịch Covid 19

Xu hướng tuyển dụng trong dịch Covid 19

Dịch Covid 19 đưa tới những thay đổi trong tất cả lĩnh vực và hoạt động của doanh nghiệp. Đơn vị nào thích ứng nhanh sẽ tìm ra những giải pháp phù hợp. Trong tuyển dụng cũng vậy. Xu hướng tuyển dụng thay đổi như thế nào từ khi làn sóng Covid xảy ra? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tuyển dụng online

Dự báo của các chuyên gia, dịch Covid ít nhất 1 – 2 năm tới mới có thể dịu lại. Như vậy, làm việc trên không gian mạng, online là điều bắt buộc. Bất cứ ai có quyền truy cập máy tính đều có thể ứng tuyển công việc trên mạng. Bất kể họ có đủ điều kiện hay không.

Việc tuyển dụng thay vì với những cuộc gặp mặt trực tiếp; các tính năng trực tuyến sẽ cho phép các nhà tuyển dụng kiểm tra tính cách hay một số kỹ năng khác của ứng viên như kỹ năng viết hay kinh nghiệm làm việc trước khi bước vào những vòng tuyển dụng sâu hơn.

Điều này giúp cả nhà tuyển dụng và ứng viên không “đau đầu” trong suốt quá trình phỏng vấn. “Không có gì bực bội hơn việc một ứng viên mà bạn rất hài lòng và tin rằng sẽ phù hợp hoàn hảo với vị trí đang tuyển có kỹ năng viết tồi tệ mà bạn chỉ phát hiện ra trong vòng cuối cùng của quy trình tuyển dụng”. Thậm chí, những vị trí không cần nhiều yêu cầu, việc phỏng vấn có thể thực hiện Online. Điều này giúp tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí.

Tuyển dụng qua mạng xã hội, vừa là xu hưởng tuyển dụng tương lai, vừa giảm thiểu chi phí

Sử dụng mạng xã hội (như Facebook, Twitter, LinkedIn,…) và các trang web (blog, diễn đàn,…) để tìm kiếm, thu hút và chọn lựa nhân tài chính là tuyển dụng qua mạng xã hội.

Trong các trang mạng xã hội, mỗi người có kết nối với vô số người bạn. Đồng thời, lượng người dùng mạng xã hội ngày một tăng. Các bài đăng trên mạng xã hội có thể vượt ra ngoài một dòng trạng thông thường. Chúng ta có thể khiến những bài đăng này trở nên thu hút ứng viên hơn khi tìm kiếm công việc lý tưởng thông qua những thông tin được đưa ra. Điều này có thể giống như đang chạy quảng cáo cho vị trí đăng tuyển hoặc tiếp cận với nhiều ứng viên phù hợp hơn. Hoặc chạy quảng cáo cho những bài đăng tuyển đó. Dù bạn sử dụng mạng xã hội thế nào thì vẫn có hàng ngàn kết nối với ứng viên bạn đã có từ trước. Nên, đây trở thành xu hướng tuyển dụng tất yếu.

Hơn nữa, kênh này có thể sử dụng free mà vẫn tiếp cận được ứng viên. Trong thời kỳ “thắt lưng buộc bụng”, đây là lựa chọn quá tuyệt vời

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Thương hiệu tuyển dụng là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả danh tiếng và mức độ phổ biến của một doanh nghiệp với tư cách là nhà tuyển dụng. Thương hiệu tuyển dụng khác với thương hiệu doanh nghiệp. Nó chính là giá trị hấp dẫn của doanh nghiệp ứng viên.

Giá trị hấp dẫn được chia thành 5 nhóm yếu tố bao gồm:

  • Lợi tức: lương, thưởng, cơ chế tăng lương, thời gian làm việc,…
  • Các phúc lợi khác. Đó là thời gian nghỉ, du lịch, bảo hiểm, chế độ khám sức khỏe, phúc lợi …
  • Sự nghiệp: Lộ trình đào tạo, thăng tiến; mức độ ổn định của công việc, quy trình góp ý đánh giá,..
  • Môi trường làm việc: Mức độ thử thách, cơ chế ghi nhận; khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống,…
  • Văn hóa: Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, đồng nghiệp, cấp trên, cách tổ chức nhân sự, các hoạt động xã hội,…

Dựa trên 5 nhóm yếu tố này, mỗi doanh nghiệp chọn ra những điểm nổi bật của doanh nghiệp mình. Tạo thành một thông điệp xuyên suốt để quảng bá cho thương hiệu tuyển dụng. Ứng viên không ứng tuyển, không vào tổ chức thì họ cũng có thể giới thiệu cho bạn bè. Hoặc thu hút những ứng viên bị động trong tìm việc. Đây là một quá trình xuyên suốt và lâu dài chứ không phải là ngày một ngày hai.

Xu hưởng tự động hoá quy trình tuyển dụng

Quy trình tuyển dụng và số lượng tuyển dụng ngày càng nhiều và chặt chẽ. Tuyển dụng là công việc với nhiều thao tác thủ công phức tạp. Hoạt động tuyển dụng sẽ cần các công cụ Recruitment Automation để có thể xử ý công việc tập trung và tăng năng suất. 

Các công ty chậm chạp trong việc triển khai tự động hóa hệ thống tuyển dụng có nguy cơ cao đánh mất ứng viên tiềm năng vào tay các đối thủ cạnh tranh có tư duy tiến bộ hơn. Đây là lý do tại sao sử dụng các công cụ tuyển dụng là xu hướng tuyển dụng.

Các công cụ này không chỉ hỗ trợ việc tuyển dụng tự động mà còn là nơi lưu trữ dữ liệu tuyệt vời.

>> Tham khảo các phần mềm tuyển dụng.

Big Data trong tuyển dụng

Tương tự như hoạt động Marketing, hoạt động tuyển dụng ngày càng nhiều vào các dữ liệu. Josh Bersin – một chuyên gia nhân sự hàng đầu thế giới nhận định: “Những gì chúng ta không đo lường được, chúng ta sẽ không thể quản lí được”.

Những dữ liệu như: nguồn ứng tuyển của ứng viên, chi phí trên một đơn ứng tuyển, thời gian để tuyển được người cho một vị trí,… sẽ là cơ sở quan trọng để cải thiện chiến lược tuyển dụng; và ra các quyết định tuyển dụng đúng đắn. Hoạt động này sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng áp dụng triển khai các công cụ tự động hóa tuyển dụng được nói ở trên.

Ngoài ra, việc xử lý dữ liệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong công tác dự đoán kết quả tuyển dụng. Công đoạn này sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong năm sau. Từ đó làm tăng khả năng duy trì, đánh giá khoảng cách kỹ năng, đưa ra những đề nghị tốt hơn giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Cũng như giúp nhà tuyển dụng hiểu những gì ứng viên mong đợi từ tổ chức.

Chuyên nghiệp hoá trong tuyển dụng – Xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0

Cơ hội nghề nghiệp và thông tin bùng nổ là 2 điểm nổi bật trong thời đại 4.0. Ứng viên có vô số cơ hội tiếp cận thông tin nghề nghiệp và lựa chọn. Các doanh nghiệp sẽ được ứng viên lựa chọn kỹ hơn, thay vì 1 chiều là doanh nghiệp lựa chọn. Doanh nghiệp cần phải có một mẩu tin tuyển dụng đúng mục tiêu mà ứng viên theo đuổi. Điều cần thiết chính là công khai đầy đủ thông tin về hồ sơ doanh nghiệp; cũng như hiển thị mức lương ứng tuyển trên các mẩu tin tuyển dụng. Nó giúp công ty tạo được hình ảnh tin cậy; góp phần thu hút ứng viên năng động và tạo động lực ứng tuyển cho các ứng viên thụ động.

Sử dụng nhiều kênh để theo dõi và tuyển dụng các ứng viên thụ động

Theo một nghiên cứu, những ứng viên năng động chiếm 52% số lượng ứng viên của toàn thị trường. Đồng nghĩa với việc sẽ có tới 48% ứng viên thụ động.

Nghiên cứu cũng cho thấy, các ứng viên thụ động ngày nay có xu hướng theo dõi thị trường kỹ hơn để tìm kiếm những công việc tiềm năng. Điều này là một cơ sở để nhà tuyển dụng có thể xây dựng một chiến lược tuyển dụng phù hợp cho công ty. Bao gồm việc tìm phương án thu hút được cả ứng viên chủ động và thụ động. Qua đó, giảm bớt căng thẳng khi tìm kiếm nhân tài trong thị trường lao động ngày càng cạnh tranh.

Các kênh tìm ứng viên thụ động như: Linkedin, FB, trang tìm việc (lọc hồ sơ)…

Bằng cấp không còn quá quan trọng

Xu hướng lao động làm trái ngành đã dần trở nên quen thuộc. Vì vậy, dựa vào bằng cấp để quyết định lựa chọn ứng viên đã không phải tiêu chí hàng đầu. Các doanh nghiệp sẽ chú trọng vào việc đánh giá kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế của ứng viên. Các chương trình đào tạo dựa về các nghiệp vụ ngày càng nhiều. Do đó, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm những ứng viên có ham học hỏi, cầu tiến và đam mê với nghề. 

Trang Tiên