Việc thu hút và mời được ứng viên tới phỏng vấn đã là thành công bước đầu trong tuyển dụng. Vậy trong muôn vàn ứng viên đó, làm sao để chọn được người phù hợp? Đó là do kỹ năng phỏng vấn ứng viên của người làm tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tạo lập và nâng cao kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng!
Nội dung
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là gì?
Phỏng vấn là quá trình tiếp xúc và trao đổi (hay nói cụ thể hơn là quá trình hỏi và trả lời) giữa nhà tuyển dụng (NTD) và ứng viên. Mục đích của nhà tuyển dụng là tìm ra người thích hợp để đảm nhiệm vị trí họ đang tuyển. Mục đích của các ứng viên nghiễm nhiên chính là apply thành công công việc mà họ mong muốn.
Như vậy, việc phòng vấn tuyển dụng giúp cả 2 bên hiểu nhau hơn; đánh giá được mức độ phù hợp của nhau với công việc đang tuyển dụng.
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng là khả năng trao đổi, đánh giá ứng viên trong phỏng vấn; nhằm giúp doanh nghiệp lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất.
Các kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng
Kỹ năng giao tiếp & truyền đạt thông tin
Bộ phận tuyển dụng chính là bộ mặt của công ty trong mắt ứng viên. Người làm tuyển dụng là cầu nối bước đầu giữa công ty và ứng viên. Vì vậy, bạn phải biết cách truyền đạt thông tin về công việc, chế độ chính sách cho ứng viên. Khi đó ứng viên mới hiểu và có ấn tượng về công ty. Đồng thời, giao tiếp phù hợp với ứng viên sẽ giúp họ bình tĩnh, tự tin thể hiện bản thân.
Các tips giao tiếp hiệu quả với ứng viên trong phỏng vấn:
- Bắt đầu với ngôn từ đơn giản, thân thiện. Cách nói đi thẳng vào vấn đề, đề mục rõ ràng, câu từ lịch sự giúp ứng viên dễ hiểu; giảm căng thẳng.
- Xem ứng viên tương tác với ngôn từ của bạn để điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình phỏng vấn, bạn nên thử nhiều cách giao tiếp khác nhau cho phù hợp với ứng viên. Khi ứng viên ở trạng thái thoải mái họ cũng bộ lộ bản thân nhiều nhất.
- Nói chậm rãi, đầy đủ ý nhưng không dài dòng. Tâm lý của những HR mới vào nghề cũng lo lắng và “run” không kém ứng viên trong những buổi phỏng vấn đầu. Hãy kiểm soát sự lo lắng của bạn, nói rõ ràng, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề chính; tạo tác phong chuyên nghiệp.
- Giữ thái độ chuyên nghiệp. Dù theo văn hóa làm việc, xu hướng ngôn từ thoải mái, doanh nghiệp cũng cần giữ sự chuyên nghiệp.
- Đối xử với ứng viên như khách hàng: Đây là điều hiển nhiên mà người tuyển dụng cần lưu ý. Cũng như khách hàng, sự hài lòng của ứng viên đem lại danh tiếng tốt cho thương hiệu.
Kỹ năng đặt các câu hỏi phỏng vấn phù hợp
Hỏi-đáp là hoạt động chủ yếu của một buổi phỏng vấn. Đặt câu hỏi là kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng ứng viên cơ bản của một nhà tuyển dụng. Sau khi đã hiểu rõ mình đang tìm người như thế nào; các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc đặt ra các câu hỏi cho ứng viên. Nhìn chung, các nhóm câu hỏi phỏng vấn chính bao gồm:
Nhóm câu hỏi chung
Đây là những câu hỏi để bạn nắm rõ những thông tin cơ bản của ứng viên.
Nhóm câu hỏi chuyên môn
Thông thường nhóm câu hỏi về chuyên môn chuyên môn sẽ do bộ phận chuyên môn trực tiếp phỏng vấn. Những câu hỏi chuyên môn do HR đưa ra chỉ mang tính cơ bản có tính chất “lọc” ứng viên.
Nhóm câu hỏi đánh giá kỹ năng và thái độ
Đây là nhóm câu hỏi giúp bạn thấy rõ nhất về kỹ năng và thái độ làm việc của ứng viên. Để đặt được những câu hỏi tình huống hay, khiến ứng viên bộc lộ những điểm nhà tuyển dụng mong muốn.
>> Xem thêm các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng.
Lắng nghe và Ghi chép
Lắng nghe những câu trả lời và cả câu hỏi của ứng viên giúp bạn hiểu được họ. Các nhà tuyển dụng cần tập trung để nắm được trọng tâm câu trả lời của ứng viên. Và điều quan trọng, đừng quên ghi chép lại. Vì có thể bạn phỏng vấn rất nhiều ứng viên cùng lúc. Đồng thời kết thúc phỏng vấn, bạn có cái nhìn tổng quan và có thể so sánh các ứng viên.
Bạn có thể chuẩn bị trước một cuốn sổ, bút để ghi lại những câu trả lời của ứng viên. Tránh tuyệt đối viết câu trả lời vào CV của ứng viên. Họ sẽ cảm thấy không được tôn trọng và thấy cách làm việc của bạn không chuyên nghiệp.
Kỹ năng quan sát – Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng quan trọng nhất
Ứng viên không chỉ bộc lộ mình thông qua các câu trả lời, tính cách, thái độ, tác phong của họ còn thể hiện trong những hành động, cử chỉ của họ. Thậm chí, đây là điều giúp bạn một phần xác minh được câu trả lời của ứng viên. Có nhiều ứng viên “chém gió” giỏi nhưng không thể che dấu được thông qua hành động.
Ví dụ một ứng viên có thể nói năng trôi chảy nhưng giọng nói run hoặc tay họ xoắn gấu áo thì bạn có thể thấy họ thực sự chưa tự tin như những gì họ nói.
>> Xem thêm sách Đắc nhân tâm – trợ thủ đắc lực trong việc quan sát ứng viên.
Các lưu ý khi phỏng vấn tuyển dụng
Về chuẩn bị tác phong
- Trang phục. Không chỉ ứng viên mới cần chuẩn bị trang phục, nhà tuyển dụng cũng cần mặc phù hợp để tạo phong thái chuyên nghiệp. Hãy ăn mặc lịch sự, nhã nhặn nhưng không nhất thiết phải là sơ mi trắng quần âu đen. Nếu ăn vận quá nghiêm túc, bạn sẽ có vẻ ngoài giống ứng viên. Vì thế bạn có thể mặc những thiết kế cách điệu nhưng luôn đảm bảo lịch sự.
- Đọc lại CV ứng viên trước buổi phỏng vấn. Dù bạn đã đọc CV trước đó thì việc đọc lại vẫn là cần thiết.
- Chuẩn bị sẵn câu hỏi phù hợp với ứng viên
- Tôn trọng ứng viên. Nhiều nhà tuyển dụng kém chuyên cho rằng họ là người thuê nên ở vị trí cao hơn ứng viên. Bạn cần hiểu rõ chúng ta đang trong mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. Nên hãy tôn trọng ứng viên như tôn trọng đồng nghiệp của mình.
- Quản lý thời gian. Thời gian phỏng vấn cũng là thời gian làm việc của bạn. Hãy sắp xếp hợp lý để tránh mất thời gian đôi bên.
Đặt mục tiêu trước khi phỏng vấn tuyển dụng
Việc phỏng vấn có thể diễn ra với 1, 2 vòng hoặc nhiều hơn thế nữa. Mỗi một vòng sẽ có mục tiêu khai thác các thông tin khác nhau từ ứng viên; giúp lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất. Việc hiểu rõ mình đang tìm kiếm điều gì sẽ giúp bạn đưa ra những câu hỏi thích hợp cũng như biết mình phải quan sát và cảm nhận điều gì để tìm ứng viên phù hợp.
Ví dụ bạn cần chọn một nhân viên sales không yêu cầu quá cao về chuyên môn mà cần có tinh thần học hỏi để đào tạo. Vậy bạn sẽ đặt bộ câu hỏi thiên về tính cách, thái độ thay vì tập trung vào các câu hỏi chuyên môn.
Các mục tiêu cần xác định khi phỏng vấn tuyển dụng:
- Buổi phỏng vấn sử dụng để khai thác những thông tin gì của ứng viên?
- Các ứng viên cần thỏa mãn những tiêu chí nào, họ phải có kỹ năng, kiến thức chuyên môn gì, thái độ làm việc của họ phải ra sao?
- Số lượng cần tuyển dụng cho vị trí này là bao nhiêu?
Với những chia sẻ ở trên, Trangtien chúc bạn có những buổi phỏng vấn thành công. Và chọn được nhiều nhân sự phù hợp cho mình./.
Trang Tiên