You are currently viewing Bảo hiểm xã hội bắt buộc tất tật thông tin

Bảo hiểm xã hội bắt buộc tất tật thông tin

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Mức đóng tối đa, tối thiểu? Tỷ lệ đóng của từng quỹ là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết nhé!

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. – BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tuổi tuất.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

BHXH là sự bảo đảm, hỗ trợ cho NLĐ lúc ốm đau, tai nạn, thai sản, về hưu. Mức đóng BHXH bắt buộc được chia vào các quỹ. Theo đó mức đóng BHXH năm 2021 như sau:

Mức đóng cho từng quỹ:

 Đối với người lao động Việt Nam

Trường hợp (TH) thông thường

mức đống cho từng quỹ

TH doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị ưu tiên

Doanh nghiệp xin được đóng quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH:

TH doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị ưu tiên

Đối với người lao động nước ngoài

Trường hợp thông thường

trường hợp thông thường

Đơn vị xin được đóng quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TN&XH:

TH doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị ưu tiên

(Theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn).

Lưu ý

Ngày 01/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ- CP , theo đó, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ, BNN (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ quy định tại Điều 85, Điều 86, Luật BHXH, căn cứ vào Nghị định số 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ- bảo hiểm xã hội ngày 14/4/2017. Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

Mức lương căn cứ đóng

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động. Chi tiết của từng mức đóng BHXH:

Mức đóng BHXHbắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Áp dụng đối với NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

NLĐ làm công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

Các công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa

Mức đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

Theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng

Theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng./.

Trang Tiên