You are currently viewing Bảo hiểm tự nguyện ai có thể tham gia?

Bảo hiểm tự nguyện ai có thể tham gia?

Bảo hiểm tự nguyện là một chế độ bảo hiểm được Nhà nước bảo hộ. Những người lao động không thuộc cơ quan, không có BHXH bắt buộc có thể tham gia. Tham gia BHXH tự nguyện là nhu cầu chung của nhiều người dân. Cùng tìm hiểu về chế độ này bạn nhé!

Khái niệm

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Đối tượng tham gia

Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện. Có thể là nơi tạm trú hoặc thường trú.

Các chế độ của Bảo hiểm xã hội tự nguyện

  • Hưu trí: Nhận lưu hưu hàng tháng khi về già.
  • Chế độ tử tuất: Thân nhân được hưởng chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời
  • Được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian tham gia và hưởng lương hưu.

Mức đóng

  • Hàng tháng đóng 22% mức thu nhập tháng đó.
  • Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn:

+ Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Mức lương cơ sở từ ngày 1-1-2021 là 1.490.000 đồng. Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất 154.000 đồng/tháng. Đóng BHXH tự nguyện cao nhất là 6.116.000 đồng/tháng.

Hồ sơ tham gia

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

– Sổ BHXH (đối với người đã tham gia BHXH trước đó)

Phương thức tham gia bảo hiểm tự nguyện

Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:

Cách đóng bảo hiểm tự nguyện

Mức hưởng bảo hiểm tự nguyện

Mức hưởng lương hưu

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Và tương ứng với số năm đóng BHXH, trong đó:

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm. Từ năm 2019 đến năm 2020 là lần lượt là 17, 18, 19 năm. Từ năm 2022 trở đi là 20 năm. 

Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ mỗi năm thì được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%

Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Mỗi năm đóng cao hơn mức tối đa được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập đóng BHXH.

BHXH 1 lần: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: 

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
  • Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Chế độ tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trợ cấp mai táng 

Bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại là 14,9 triệu đồng). Và dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.

Trợ cấp tuất 

Đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng, cứ mỗi năm:

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);
  • 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);
  • Tối đa 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm;
  • Tối thiểu 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH. Áp dụng nếu bạn tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện.

Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:

  • 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu;
  • Cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng nếu chết vào những tháng sau đó.

Một vài lưu ý khi tham gia BHXH tự nguyện

  • Thời gian đóng BHXH bắt buộc trước đây sẽ được cộng nối với thời gian đóng BHXH tự nguyện.
  • TH đã BHXH tự nguyện rồi tham gia BHXH bắt buộc thì được hoàn trả số tiền đóng trước đó.
  • Khi đang tham gia BHXH tự nguyện mà không thể tiếp tục đóng, thời gian đóng sẽ được bảo lưu. Khi tham gia lại, bạn phải đăng ký lại với cơ quan BHXH. Thời gian đóng sẽ được cộng nối tiếp thời gian đóng trước đó./.

Trang Tiên