Trong quá trình làm việc và lao động, người lao động sẽ không tránh khỏi bị ốm đau bệnh tật hay tai nạn. Khi đó, họ không thể làm việc và có thu nhập. Chế độ ốm đau trong BHXH bắt buộc chính là để hỗ trợ NLĐ lúc này. Vậy quy định về điều kiện và mức hưởng đối với chế độ ốm đau là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nội dung
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau
NLĐ là công dân Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc
- Người làm việc theo hợp đồng lao động;
- Người làm việc theo đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Quốc phòng công nhân, công nhân công an, người làm công việc khác trong cơ yếu tổ chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công việc lương yếu như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ bản theo học được hưởng hoạt tính phí;
- Quản lý doanh nghiệp, người quản lý hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc
Áp dụng với lao động nước ngoài làm việc hợp pháp.
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
- NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
- NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau. Và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong hai TH trên.
Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp
- NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu. Hoặc do sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục Tại đây.
- NLĐ nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau
Đối với bản thân bị ốm đau ngắn ngày
Thời gian hưởng
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng:
- Tham gia BHXH dưới 15 năm: Tối đa 30 ngày/năm;
- Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: Tối đa 40 ngày/năm;
- Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: Tối đa 60 ngày/năm;
- Với ngành nghề nặng nhọc, độc hại: được thêm 10 ngày/năm so với điều kiện bình thường.
Mức hưởng
Mức hưởng | = | Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x 75 (%) x 24 ngày | Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
Đối với trường hợp ốm dài ngày
Thời gian hưởng
Theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y Tế. Xem tại đây.
- 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần (75%).
- Nếu quá 180 ngày thì chỉ tối đa bằng thời gian đóng BHXH
Mức hưởng
Mức hưởng | = | Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) | x | Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
180 ngày đầu: Hưởng 75%.
Từ ngày 181 trở đi:
- Bằng 65% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm.
Riêng sĩ quan, quân nhân quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, người làm công tác cơ yếu được hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.
Con người lao động bị ốm
Thời gian hưởng
- 20 ngày làm việc/năm nếu con dưới 3 tuổi
- 15 ngày làm việc/năm nếu con từ 3 đến 7 tuổi
Mức hưởng
Mức hưởng | = | Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x 75 (%) x | Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
- Người lao động hoặc con của người lao động nếu điều trị nội trú: Giấy ra viện;
- Điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
- Giấy khám, chữa bệnh dịch bằng tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài.
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau
Đối với người lao động
Trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ nêu trên cho người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ (bao gồm hồ sơ của người lao động và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ) nộp cho cơ quan BHXH.
Đối với cơ quan BHXH
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH giải quyết và chi trả tiền ốm đau cho người lao động.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
NLĐ đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ trong một năm mà trong 30 ngày đầu trở lại làm việc vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 đến 10 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần:
– Tối đa 10 ngày với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
– Tối đa 07 ngày với người phải phẫu thuật;
– Bằng 05 ngày với các trường hợp khác.
Trong thời gian này, người lao động được hỗ trợ mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở./.
Trang Anh