Quan hệ lao động là quan hệ 2 chiều. Khi không thể/không muốn hợp tác với nhau nữa, cả 2 bên đều có quyền chấm dứt quan hệ lao động. Luật Lao động có quy định về việc chấm dứt, sa thải nhân viên trong công ty. Về phía NLĐ, đó là, bạn cũng có quyền lựa chọn “sa thải sếp và công ty”. Vậy khi nào bạn nên lựa chọn phương án này? Đọc bài viết xem mình có rơi vào trường hợp nào dưới đây không nhé!
Nội dung
- 1 Sa thải ngay nếu sếp của bạn có những đặc điểm
- 1.1 Người tạo ra quy định không phải thực hiện nó
- 1.2 “Vỗ ngực” khi có thành tích tốt, chỉ trích người khác khi có chuyện xấu – sa thải ngay “Sếp”
- 1.3 “Nếu cô ta quá giỏi thì trông tôi sẽ rất tệ”
- 1.4 Sếp chẳng bao giờ sai
- 1.5 Kiểm soát đến từng tiểu tiết
- 1.6 Không muốn nghe ý kiến của nhân viên
- 1.7 “Nhân viên của tôi làm việc tốt hơn khi tôi để họ một mình”
- 2 Các đặc điểm của một công ty tồi, nên sa thải ngay
Sa thải ngay nếu sếp của bạn có những đặc điểm
Người quản lý trực tiếp là lãnh đạo bạn phải thường xuyên làm việc và chịu ảnh hưởng. Nếu bạn có chủ kiến và không dễ bị tác động, thì thật tuyệt. Bạn có thể làm việc được với bất kỳ người sếp nào. Và khi đó, bạn chỉ dời bỏ công ty. Nhưng nếu bạn là người mới, và chịu rất nhiều ảnh hưởng từ sếp, vậy thì đừng ngần ngại sa thải ngay 1 vị sếp tồi nhé!
Người tạo ra quy định không phải thực hiện nó
Văn hoá của doanh nghiệp hay của đội nhóm, phòng ban đều là từ người đứng đầu. Nếu họ đặt ra các quy tắc, quy định nhưng lại không thực hiện thì bạn nên cân nhắc. Vì họ là người nói mà không làm, chỉ yêu bản thân. Thậm chí, lời nói không đáng tin.
“Vỗ ngực” khi có thành tích tốt, chỉ trích người khác khi có chuyện xấu – sa thải ngay “Sếp”
Đây có lẽ là một trong những đặc điểm dở tệ nhất và thường có ở một vị sếp tồi. Nếu sếp của bạn có xu hướng “đá bóng sang chân người khác” khi có chuyện bất lợi xảy ra, nhưng lại là người đầu tiên đòi quyền lợi khi mọi chuyện xuôi chèo mát mái, thì bạn phải biết rằng, bạn không thể đặt niềm tin vào vị sếp như vậy.
“Nếu cô ta quá giỏi thì trông tôi sẽ rất tệ”
Mục tiêu của quản lý cấp trung gian là để giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn. Giúp họ toả sáng hơn. Lãnh đạo xuất sắc là người có những nhân viên vượt trội xung quanh. Đó là cách họ trở thành một vị lãnh đạo tuyệt vời. Khi tổ chức và mỗi cá nhân trong đó tốt hơn, lãnh đạo cũng sẽ tốt hơn. Nhưng một người lãnh đạo trực tiếp luôn luôn sợ cấp dưới giỏi hơn mình; luôn nghĩ nếu nhân viên giỏi hơn họ thì “chiếc ghế” của họ sẽ bị đe doạ thì bạn càng làm tốt càng dễ rơi vào “tầm ngắm”.
Sếp chẳng bao giờ sai
Con người ai mà chẳng mắc sai lầm. Nếu sếp bạn không bao giờ nhận sai, đồng nghĩa với việc họ không sẵn sàng bước khỏi vùng thoải mái của bản thân. Một nghiên cứu của Lynn Taylor Consulting chỉ ra, 91% nhân viên cho biết, một người quản lý luôn sẵn sàng nhận lỗi chính là nhân tố quan trọng làm cho họ hài lòng với công việc.
Kiểm soát đến từng tiểu tiết
Sếp của bạn liệu có huênh hoang, độc đoán, đến mức khiến bạn cảm thấy mình không thể hoàn thành bất cứ thứ gì? Đây có lẽ là vấn đề muôn thuở. Bởi vậy, bạn hãy chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu. Nếu sếp muốn có bản “tường thuật chi tiết” mọi buổi họp, email hay cuộc gọi, bạn hãy ghi chép thật cẩn thận mọi giao dịch kinh doanh và gửi cho họ. Khi ấy, lãnh đạo sẽ nghĩ họ đang nắm rõ mọi thứ, và để bạn yên.
Không muốn nghe ý kiến của nhân viên
Ở đâu cũng có những ông sếp ngoan cố. “Nhưng giữa việc tỏ ra không phục tùng và tranh cãi để bảo vệ ý kiến của mình luôn có một ranh giới”, Taylor cho biết. Theo lời khuyên của ông, cách tốt nhất là cố gắng tránh những trận chiến kiểu cũ rích, đồng thời tìm cách thay đổi lập luận của mình để dễ đi đến thỏa hiệp. Điều này sẽ làm họ mất đi khả năng nhìn nhận năng lực, cũng như những giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Họ cũng không thể tự nhận ra là mình đang đối xử bất công với bạn.
“Nhân viên của tôi làm việc tốt hơn khi tôi để họ một mình”
Nếu đúng vậy thì bạn là người có vấn đề. Những nhân viên giỏi không cần (hoặc không muốn) được chỉ cho phải làm gì. Tuy nhiên, họ cần được nghe nói rằng họ đang làm tốt, điều đó giúp họ học được các hướng đi hoặc chiến lược mới.
Mỗi người đều muốn nhận được sự quan tâm. Hãy chắc rằng sự quan tâm của bạn đem lại tác động tích cực với nhân viên.
Các đặc điểm của một công ty tồi, nên sa thải ngay
Kinh doanh các mặt hàng phạm đạo đức, pháp luật – sa thải ngay công ty vi phạm điều này
Xét về góc độ pháp luật, tất cả các công ty kinh doanh các mặt hàng không trong quy định đều sẽ bị xử lý. Đó chỉ là câu chuyện sớm hay muộn. Nếu bạn làm việc ở những vị trí quan trọng như Kế toán trưởng, hay Giám đốc điều hành; 100% bạn sẽ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật đầu tiên. Các vị trí thấp hơn, việc liên quan sẽ tuỳ mức độ vi phạm.
Về góc độ đạo đức, phần này cũng tuỳ từng bạn. Nhưng phải nói “quả táo” không trừ một ai. Dù có cẩn thận tới đâu, nhưng bạn bè, người thân, gia đình của bạn cũng có lúc bị chính nơi bạn làm việc lừa.
Các danh mục công ty kinh doanh các mặt hàng theo Trangtien cần né tránh:
- Đông y không rõ nguồn gốc, chất lượng.
- Kinh doanh đa cấp, tiền ảo,…
- Kinh doanh các mặt hàng trái quy định pháp luật.
Không tuân thủ các quy định tối thiểu của Luật Lao động
Khi làm việc tại doanh nghiệp, vị thế của NLĐ bao giờ cũng thấp hơn. Chính vì lẽ đó, bộ Luật lao động ra đời. Nó như là công cụ bảo vệ NLĐ khi có các vấn đề phát sinh. Các công ty không tuân thủ các quy định tối thiểu thì đừng mong họ sẽ có một môi trường và chính sách tốt để bạn theo được. Cách họ làm một việc là cách họ làm tất cả mọi việc. Tin tôi đi, nếu không khi xảy ra các tranh chấp lao động, NLĐ chính là người chịu thiệt nhất.
Các công ty không tuân thủ các vấn đề sau, nên sa thải ngay:
- Giữ bằng gốc/các giấy tờ gốc của NLĐ.
- Yêu cầu và bắt NLĐ ký quỹ.
- Đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ sai quy định (về thời gian đóng, yêu cầu đóng …).
>> Cho ngay công ty giữ Bằng gốc vào black list.
Công ty có văn hoá kém
Tại sao không nên làm ở công ty có văn hoá kém
Công ty có văn hoá kém dẫn đến sự thất vọng của nhân viên. Sự thất vọng dần dà dẫn đến sự sợ hãi, khi mà nhân viên nào cũng chấp nhận cúi đầu làm lơ và tránh càng xa những “điểm nóng” càng tốt. Họ sẽ chỉ có đủ động lực để làm đủ phần công việc cho qua ngày do toàn bộ năng lượng đã bị tiêu hao cho việc lo lắng, sợ bị chú ý, soi mói.
Chẳng ai còn đủ tự tin giao dịch với khách hàng, hoặc thực hiện hoá chiến lược của công ty vì sự phát triển, còn doanh nghiệp nói chung thì mất đi cơ hội của mình bởi sự trì trệ từ mỗi cá nhân.
Và cuối cùng, thất bại về mặt tài chính là điều không thể tránh khỏi đối với các công ty có nền văn hoá độc hại. Lợi nhuận suy giảm nặng nề do nhân viên không tới văn phòng, làm việc với năng suất thấp, doanh số không đảm bảo, mất cơ hội, thậm chí là chỉ bởi lực lượng lao động thiếu nhiệt tình với công việc.
Các công ty có biểu hiện của văn hoá kém
- Giá trị cốt lõi của công ty không làm cơ sở cho cách thức hoạt động của tổ chức.
- Đề xuất của nhân viên bị bác bỏ và không được tôn trọng, từ đó nhân viên sợ đưa ra phản hồi trung thực.
- Quản lý vi mô khiến nhân viên không được nắm quyền tự chủ..
- Đổ lỗi và trừng phạt là tiêu chí trong nguyên tắc quản lý.
- Nhân viên liên tục vắng mặt hoặc nghỉ việc.
- “Khuyến khích” nhân viên làm việc quá sức.
- Nhân viên và quản lý tương tác ít hoặc căng thẳng.
- Tin đồn và các nhóm xã hội.
- Ủng hộ chủ nghĩa “bè phái”.
- Hành vi hung hăng hoặc nạt nộ./.
>> “Sa thải” công ty sao cho đúng? Trình tự nghỉ việc, xem tại đây.
Trang Tiên