You are currently viewing Bí kíp chọn cua ghẹ siêu chắc, bao ngon

Bí kíp chọn cua ghẹ siêu chắc, bao ngon

Khi bạn làm nhân sự nhưng lại bị hải sản nhập. Liền một thời gian dài, 1 – 2 tuần ăn hải sản 1 lần, trangtien đã bỏ túi được vài cách chọn cua ghẹ. Chia sẻ vài tips chọn cua ghẹ với các bạn nhé!

Điểm khác biệt giữa cua và thịt ghẹ

Cua và ghẹ giống nhau ở điểm nào?

Về cảm quang, đây là hai loại động vật thuộc họ giáp xác, có lớp vỏ cứng và nhiều chân. Cua và ghẹ cũng có phần tương đồng về kích thước cũng như cách ăn là sẽ tách bỏ phần vỏ và ăn phần thịt bên trong.

Cua và ghẹ khác nhau ở điểm nào?

Hình dáng

Phần mai cua tương đối cứng, có hình ô van khá tròn. Trong khi đó, mai của ghẹ mềm hơn và có hình ô van dẹt, hai bên hông của vỏ sẽ có gai nhọn.

Khác với phần bụng ghẹ có màu trắng sữa và rất cứng; bụng cua có màu trắng ngà, yếm cua cái sẽ to hơn cua đực một chút. 

Màu sắc

Khi còn sống, sự khác biệt về màu sắc giữa cua và ghẹ rất dễ nhận ra. Trong khi đa số loài ghẹ có màu rêu pha lẫn đốm hoa trắng nổi bật thì cua sẽ có màu xám rêu (đối với cua biển sinh sống tại những vùng nước sâu) và màu vàng đồng (đối với cua sinh sống ở vùng nước trũng, chứa nhiều phèn).

Cua khi được luộc chín sẽ có phần vỏ màu cam đẹp mắt, trơn láng và không sần sùi. Ngược lại, khi được chế biến, phần vỏ ghẹ sẽ chuyển sang màu cam nhạt và vẫn giữ được các đốm hoa ở trên. Lớp vỏ ghẹ sẽ sần sùi chứ không trơn láng như cua.

Khả năng sống – yếu tố kiên quyết chọn cua ghẹ

Cua và ghẹ có sự khác biệt cực lớn về sức sống.

Cua thì có thể sống thoải mái không cần nước, không cần sục. Nếu cua bạn mua từ người bán còn sống thì bạn hoàn toàn yên tâm, về nhà nó vẫn sống khoẻ re. Và có thể bảo quản dễ dàng.

Ghẹ thì ngược lại. Khi mua, bạn rất cần phải lưu ý phần này. Ghẹ phải bảo quản và vận chuyển rất cẩn thận mới có thể sống được. Bao gồm: sục, nước. Rời khỏi 2 mục này thì ghẹ sẽ rất nhanh yếu và chết.

Chọn cua hay ghẹ thịt ngon hơn?

Phần này các bạn phải ăn mới cảm nhận được nhá 😊

Thịt cua có vị ngọt thanh, nhẹ mùi. Ngược lại, thịt của ghẹ sẽ đậm đà vị mặn của biển và mùi nồng đặc trưng.

Có bạn thì thích ăn cua hơn. Nhưng trangtien thì lại thích ăn ghẹ. Ghẹ đậm đà, gây thương nhớ. Giống như ăn sầu riêng vậy ^^

Kinh nghiệm chọn cua, ghẹ

Cách chọn cua ngon,nhiều gạch

Cua có 2 loại phổ biến: cua gạch và cua thịt. Hai loại này khác nhau: cua gạch: nhiều gạch, thịt; cua thịt: đa phần chỉ có thịt.

Cua có cua đực và cua cái: Cua đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, cua cái thì yếm to hơn.

Dù cua thịt hay cua gạch, bạn nên chọn cua tươi, còn sống là điều đầu tiên. Nhìn lớp vỏ bên ngoài, cua chắc mẩy thì vỏ ngoài có màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to. Yếm vẫn còn bám chặt vào thân, chân càng chuyển động khỏe mạnh,linh hoạt. Mai cua xanh, ấn tay vào yếm mềm là loại cua óp, ít thịt, ăn có vị mặn không ngon.

Cua càng to càng ngon.

Cách chọn ghẹ ngon nhiều thịt

Ghẹ có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh…Nhưng để chọn ghẹ ngon, bổ dưỡng,nhiều thịt thì bạn vẫn nên chọn ghẹ xanh. Loại ghẹ xanh có 3 chấm trên mai là ngon nhất .Ghẹ này không lớn lắm nhưng thịt rất chắc cầm lên sẽ có cảm giác nặng tay.

Ghẹ có: Ghẹ gạch là ghẹ cái. Hai loại này khác nhau: ghẹ cái có yếm to, thuôn tròn; ghẹ thịt là ghẹ đực. Bạn thấy những con ghẹ có yếm nhỏ, không thuôn tròn như ghẹ cái.

Giống như cua, đầu tiên ghẹ phải còn sống. Ghẹ ngon chắc thịt thì khi cầm lên bạn cảm thấy nặng tay, bấm tay vào sát phần yếm mà không bị lõm,các chân của ghẹ khi bóp rất chắc chắn chứ không mềm.

Bạn không nên chọn con ghẹ khi cầm vào cảm giác nhẹ. Bấm tay vào sát phần yếm phía dưới ức,gần chân mái chèo thấy mềm,lõm thì là ghẹ óp,không ngon.

Ghẹ thì bạn không nên chọn con quá lớn. Con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn.

Theo kinh nghiệm mua ghẹ ngon của những ngư dân, thời điểm mua ghẹ ngon còn phụ thuộc theo mùa nước. Những ngày cuối tháng thường hoặc đầu tháng luôn là thời điểm ghẹ béo, chắc thịt.

Chế biến cua, ghẹ

Sơ chế

  • Nên cho cua, ghẹ chết trước khi rửa và hấp. Để tránh bị cua, ghẹ cắp khi rửa. Và nếu cua sống mà luộc luôn thì khi chín, cua, ghẹ sẽ bị rụng hết càng. Như thế cua ghẹ được chọn mới ngon.
  • Cách cho cua, ghẹ chết trước khi sơ chế: Dùng vật nhọn, cứng chọc vùng rãnh ở chỗ yếm cua. Đó là tử huyệt của cua, ghẹ. Sau khi chọc xong, cua, ghẹ sẽ chết luôn.
  • Sau khi cua, ghẹ chết, dùng bàn chải nhẹ để vệ sinh sạch. Bỏ yếm của cua, ghẹ trước khi luộc.
  • Nếu dùng cua, ghẹ nấu lẩu, sau khi rửa sạch, tách mai, bỏ yếm và bùn bẩn bên trong cua ghẹ, rồi chặt con cua ghẹ ra làm hai.

Chế biến

  • Trangtien luộc cua, ghẹ thì mình thấy cách đơn giản nhất là luộc cùng bia và xả. Không cần cho thêm súp hay gì cả.
  • Luộc cua, ghẹ từ 10 – 20 phút là ăn được. Sau khi luộc xong, rửa lại bằng nước sôi để nguội, rồi ăn.
  • Cua, ghẹ chín nên đưa vào túi nilon sạch, buộc kín. Để ngăn đá tủ lạnh trữ thịt cua 2 – 5 ngày. Nhưng cua, ghẹ có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe nên không dự trữ quá lâu trong tủ lạnh.
  • Quá trình nấu, cua, ghẹ sẽ tiết nước ngọt làm cho nước lẩu rất ngon ngọt, không ngấy.

Những lưu ý khi ăn cua, ghẹ

Ai nên hạn chế ăn

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế ăn cua, ghẹ. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g. Và đặc biệt phải chọn cua ghẹ còn sống.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao. Không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ. Hàm lượng Natri cao sẽ làm bệnh nặng hơn.
  • Người bị bệnh gout, viêm khớp ăn nhiều cua, ghẹ sẽ gây đau đớn.
  • Người hay bị dị ứng chỉ nên ăn cua, ghẹ ít một. Nếu sau ăn vài phút tới vài giờ thấy nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… thì nên đi bệnh viện gấp, kẻo nguy hại cho tính mạng.
  • Những người đang bị ho hay bị bệnh hen cũng không nên ăn hải sản. Và trong đó có món cua ghẹ cũng cần tránh xa. Các bạn nên theo dõi những người bị mắc bệnh này xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn hen để phòng ngừa và cách ly.
  • Người mắc chứng vị tư hàn khi ăn cua thường bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc hơn người bình thường.
  • Người có các vấn đề rối loạn tiêu hóa, người bị sỏi thận, viêm túi mật, viêm dạ dày mạn tính, viêm loét hành tá tràng, viêmgan tuyệt đối không nên ăn cua biển, ghẹ biển dù nhiều hay ít.
  • Khi bị cảm hàn, ho nhiều đờm ăn cua có thể gây ho nhiều hơn, cảm hàn nặng và lâu khỏi hơn thông thường.

Ai không được ăn

Không phải ai cũng ăn được gạch cua: 2 nhóm người thực sự không nên ăn gạch cua.

  • Một là những người bị rối loạn mỡ máu và có cholesterol trong máu cao. Bởi lẽ lượng cholestrol trong gạch cua cực kỳ cao, nên sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nhóm người thứ 2 không nên ăn gạch cua chính là phụ nữ mangthai. Vì phần này dễ tích tụ các kim loại mạnh như cadmium, hoặc các chất ô nhiễm khác có hại cho sự phát triển của thai nhi. Do đó khuyến cáo thai phụ nên ăn ít hoặc không nên ăn gạch cua.

Trang Anh