You are currently viewing Mẫu kế hoạch đào tạo cho doanh nghiệp theo tháng, năm

Mẫu kế hoạch đào tạo cho doanh nghiệp theo tháng, năm

Ngày nay, việc đào tạo ngày càng quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi lẽ, xu hướng dịch chuyển việc làm trở thành xu hướng tất yếu, nhân sự ra – vào doanh nghiệp lớn, đòi hỏi phải thường xuyên tổ chức đào tạo cho nhân sự hội nhập và bắt nhịp với tổ chức, công việc nhanh nhất. Để lập kế hoạch đào tạo cho doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu? Hãy cùng chùng tôi tìm hiểu.

Lập kế hoạch đào tạo là gì?

Lập kế hoạch đào tạo là việc đưa các vấn đề liên quan đến đào tạo nhân sự theo tháng, quý, năm. Các vấn đề đó bao gồm: đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, kinh phí, phương thức thực hiện, nơi đào tạo và kết quả kỳ vọng đạt được.

Các bước lập kế hoạch đào tạo trong doanh nghiệp

Xác định nhu cầu đào tạo

Khảo sát nhu cầu đào tạo

Tất cả các kế hoạch đều xuất phát từ thực tiễn. Căn cứ nhu cầu đào tạo về đối tượng, kiến thức, số lượng cần đào tạo, bạn sẽ có phương án đào tạo hợp lý về hình thức, tài liệu, giảng viên, kinh phí. Kế hoạch sẽ được thảo luận và quyết định bởi các cấp quản lý với mục tiêu gắn liền với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp tại các thời điểm.

Việc khảo sát nhu cầu đào tạo sẽ giúp bộ phận nhân sự có định hướng rõ ràng về chương trình đào tạo. Và nhận được sự tham gia tự nguyện, nhiệt tình của toàn bộ đội ngũ học viên trong công ty.

Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA – Training Needs Analysis)

Cán bộ tổ chức đào tạo sau khi có nhu cầu đào tạo của cá nhân, phòng ban sẽ tổng hợp với dữ liệu phân tích tổ chức/chiến lược, phân tích chức năng/nhiệm vụ của phòng ban, cá nhân,  kết hợp với mức độ ưu tiên của doanh nghiệp trong từng giai đoạn để đưa ra kế hoạch đào tạo phù hợp. Xác định được đâu là nhu cầu đào tạo xác đáng, đâu là nhu cầu đào tạo không xác đáng. Và thời gian nào tổ chức chương trình đào tạo đó là phù hợp.

>> Xem thêm về phân tích nhu cầu đào tạo.

Xây dựng kế hoạch đào tạo

Để lên được kế hoạch đào tạo, cán bộ nhân sự cần xác định các yếu tố sau:

  • Các mục tiêu đào tạo.
  • Đối tượng tham gia đào tạo. Các đội tượng tham gia đào tạo bao gồm: nhân sự trực tiếp được đào tạo, phòng ban tham gia đào tạo, giảng viên đào tạo.
  • Phác thảo nội dung đào tạo: thời lượng, nội dung chính, thời lượng cho từng phần cùng giảng viên.
  • Hình thức đào tạo.
  • Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức đào tạo.
  • Báo cáo và xin phê duyệt của các cấp quản lý có thẩm quyền. Đây là bước quyết định việc kế hoạch đào tạo có được duyệt hay không.

>> Xem thêm hình thức đào tạo.

Triển khai và đánh giá kết quả đào tạo

Trước khi triển khai đào tạo, bộ phận đào tạo cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên tham gia chương trình đều đã nắm rõ thông tin, mục đích của chương trình đào tạo cũng như trong tâm thế sẵn sàng tham gia.

Triển khai chương trình theo đúng kế hoạch là một trong những yêu cầu tiên quyết nếu muốn đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc đào tạo. Đừng quên việc ghi chép, lưu lại văn bản, hình ảnh và các kết quả thu được để đánh giá hiệu quả đào tạo được một cách chính xác nhất.

Việc triển khai đào tạo được tiến hành theo các bước như sau:

  • Lên thời biểu đào tạo.
  • Dự thảo và đề xuất ký hợp đồng đào tạo (nếu có). Làm hồ sơ tạm ứng (nếu cần).
  • Gửi thông báo tới toàn thể cán bộ nhân viên có liên quan.
  • Tiến hành thực hiện khóa đào tạo.
  • Thực hiện các thủ tục hoàn ứng hoặc thanh toán.

Đánh giá và cải tiến quy trình

Đánh giá sau quá trình đào tạo là điều bắt buộc. Giúp doanh nghiệp và cán bộ tổ chức đào tạo có cơ sở đánh giá việc tổ chức đào tạo của mình có những ưu, nhược điểm gì, từ đó rút kinh nghiệm cho những chương trình đào tạo sau này.

Việc đánh giá sau đào tạo bao gồm: đánh giá về việc tổ chức đào tạo; đánh giá học viên trước, trong và sau đào tạo.

Đánh giá của học viên về việc tổ chức đào tạo

  • Công tác tổ chức lớp học (hậu cần).
  • Chất lượng giảng viên.
  • Tài liệu giảng dậy.
  • Thời lượng buổi học.

Các doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả đào tạo bằng Mô hình KirkPatrick

Mô hình giúp đánh giá học viên trước, trong và sau khi đào tạo (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

  • Phản ứng (Reaction): Nhận biết các phản ứng của học viên ngay sau khóa học về việc giảng dạy.
  • Học hỏi (Learning): Kiểm tra kiến thức/ kỹ năng của học viên tiếp thu ngay sau khóa học. Có thể qua hệ thống bài test.
  • Hành vi (Behaviour): Đánh giá mức độ cải thiện trong kết quả công việc của học viên.
  • Kết quả (Result): Đánh giá mức độ cải thiện trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các tiêu chí cần lưu ý khi lập kế hoạch đào tạo

Việc tổ chức đào tạo có thành công hay không đều nhờ kế hoạch đào tạo. Khi lập kế hoạch đào tạo cần có những lưu ý:

  • Tính cụ thể, rõ ràng: Lập kế hoạch theo công thức 5W + 1 H. Có đầy đủ thì người thực hiện mới biết được nó là gì, tại sao và để làm gì và làm như thế nào?
  • Dễ dàng đo lường: Các tiêu chí về thời lượng, tiêu chí đánh giá phải định lượng.
  • Phù hợp mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
  • Kế hoạch đào tạo cần xây dựng từ đầu năm là tốt nhất. Kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo sự đồng nhất về nội dung.
  • Trường hợp các vị trí hoặc khoá đào tạo cần cam kết thì phải phổ biến cam kết. Đồng thời, cho học viên ký các cam kết và ràng buộc đầy đủ.
  • Tài liệu đào tạo cần được nghiên cứu đánh giá và phê duyệt trước khi xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự.

Các biểu mầu khi lập kế hoạch đào tạo trong doanh nghiệp

Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo

Phiếu điểm danh học viên

Biểu mẫu kế hoạch đào tạo năm

Phiếu khảo sát sau đào tạo

Trang Anh