You are currently viewing Quy định về thời gian, mức lương thử việc?

Quy định về thời gian, mức lương thử việc?

Thử việc là thời gian để NLĐ và NSDLĐ xem xét mức độ phù hợp của nhau trong trước khi tiến hành ký hợp đồng với nhau lâu hơn. Thời gian, mức lương trong thời gian này là bao nhiêu? Có được đóng BHXH không? Cùng xem quy định mới nhất của Bộ luật lao động năm 2021 nhé!

Hợp đồng thử việc là gì?

Khái niệm

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”.

Khoản 1, Điều 24, Bộ Luật Lao động 2019 quy định:

Như vậy, hợp đồng thử việc là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về việc làm trước khi có thể làm chính thức.

Nội dung chính

– Tên, địa chỉ của NSDLĐ và họ tên; chức danh của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ.

(Phần in nghiêng là nội dung có thay đổi so với quy định cũ).

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú; số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người giao kết HĐLĐ bên phía NLĐ.

(So với quy định mới, quy định hiện hành ngoài CCCD/CMND, hộ chiếu của NLĐ thì “các giấy tờ hợp pháp khác” của NLĐ vẫn được chấp nhận).

– Công việc và địa điểm làm việc.

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

– Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ.

Các quy định về thử việc

Thời gian

Chỉ áp dụng 1 lần/1 công việc tại một công ty. Thời gian quy định cụ thể như sau:

  • Công việc của người quản lý doanh nghiệp: Không quá 180 ngày.
  • Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: Không quá 60 ngày.
  • Với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: Không quá 30 ngày.
  • Với công việc khác: Không quá 06 ngày làm việc.
  • Không áp dụng với hợp đồng dưới 1 tháng.

Mức lương

Tiền lương của người lao động trong thời gian này do hai bên thỏa thuận. Nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó khi ký HĐLĐ chính thức.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc cần báo trước bao lâu?

  • Khi đang thực hiện hợp đồng: 2 bên có thể đơn phương chấm dứt mà không cần báo trước.
  • Khi kết thúc thử việc: NSDLĐ phải báo kết quả cho NLĐ trước 3 ngày. Nếu kết quả không đạt thì chấm dứt HĐ. Nếu kết quả đạt thì phải ký kết hợp đồng lao động.

>> Tìm hiểu thêm về các hình thức hợp đồng lao động.

Có phải đóng BHXH không?

NLĐ chưa giao kết hợp đồng lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Nên, nếu ký hợp đồng thử việc thì không phải đóng BHXH. Tuy nhiên, nếu thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động; mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho NLĐ trong thời gian này. Mức tiền lương căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương ghi trong HĐLĐ.

Có được chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian này không?

Thời gian làm việc thực tế của người lao động cho người sử dụng lao động làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc. Nếu NLĐ làm tại doanh nghiệp trên 12 tháng thì vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc trong thời gian thử việc.

Tổng kết quy định thử việc mới nhất 2021

Có bắt buộc phải thử việc không?

  • HĐ dưới 1 tháng: Không được phép.
  • HĐ trên 1 tháng: Không bắt buộc, tuỳ 2 bên thoả thuận căn cứ thời gian quy định của luật.
  • Hình thức ký: Ký luôn trong HĐLĐ hoặc ký kết riêng trong hợp đồng thử việc.

Có phải đóng BHXH bắt buộc trong thời gian thử việc không?

  • Nếu ký hợp đồng riêng: Không phải đóng BHXH bắt buộc.
  • Nếu cho phần này vào HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện phải đóng BHXH; thì NLĐ và NSDLĐ phải đóng BHXH bắt buộc.

Chấm dứt thử việc trước hạn?

2 bên có thể đơn phương chấm dứt mà không cần báo trước./.

Trang Anh