Xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp là thuật ngữ còn khá mới mẻ ở doanh nghiệp Việt Nam. Mọi chiến lược quản trị nhân sự hiện đại đều nhấn mạnh việc xây dựng lộ trình phát triển sự nghiệp cho nhân viên. Vậy thực chất lộ trình phát triển sự nghiệp là gì? Cách xây dựng ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng Trang Anh!
Nội dung
Lộ trình phát triển sự nghiệp là gì?
Khái niệm
Lộ trình phát triển sự nghiệp – Career Path là là sơ đồ định hướng phát triển nhân viên. Nó được xem là bản đồ để định hướng con đường phát triển sự nghiệp của nhân viên. Lộ trình phát triển sự nghiệp giúp cho nhân viên hình dung và định hướng được con đường phát triển công danh sự nghiệp của mình.
Lợi ích của việc xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên
Thu hút nhân tài
Lộ trình phát triển nhân viên đang là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có nó. Bởi lẽ một lộ trình thăng tiến rõ ràng, được quảng bá rộng rãi có thể đóng một vai trò lớn để thu hút sự quan tâm của nhân tài; tránh đặt sai người lên “cỗ xe doanh nghiệp”. Vì khi nhìn thấy lộ trình phát triển, họ thấy được các vị trí mình có thể đạt được khi vào doanh nghiệp. Từ đó khát khao vào doanh nghiệp hơn.
Cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên
Nhìn vào lộ trình thăng tiến, nhân viên thấy cần hoàn thiện những gì để đạt được cột mốc sự nghiệp. Một lực lượng lao động tích cực hứa hẹn sẽ tạo nên văn hóa tốt đẹp trong từng bộ phận. Đồng thời mang lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp.
Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên
Nhu cầu phát triển và hoàn thiện bản thân là một trong những nhu cầu của mọi người đi làm. Nếu có được tầm nhìn cho sự phát triển nghề nghiệp, rõ ràng nhân viên sẽ muốn ở lại hơn. Từ đó giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên.
Quy trình xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên
Xác định mục tiêu của việc xây dựng lộ trình phát triển
Trước khi thực hiện bất kỳ một việc gì, bạn cần phải xác định mục tiêu. Việc xây dựng và triển khai lộ trình công danh cũng vậy. Tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn các mục tiêu phù hợp nhất. Ví dụ: Nếu việc quản lý nhân sự đang gặp khó khăn, tình trạng nghỉ việc tăng cao; bạn có thể đặt mục tiêu giữ chân nhân viên lên hàng đầu. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần sự đột phá, hãy tập trung vào mục tiêu về doanh số.
Một số mục tiêu doanh nghiệp có thể đặt ra khi xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên:
- Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng;
- Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên;
- Tăng sự gắn kết giữa các nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp;
- Chuẩn bị cho đội ngũ quản lý kế cận.
Tạo bộ khung về lộ trình thăng tiến
Đây là cách đơn giản nhất để giúp nhân viên nhìn thấy lộ trình thăng tiến của họ. Bạn chỉ cần một sơ đồ cơ bản để minh hoạt cho các thay đổi vị trí tiềm năng với bất kỳ chức năng kinh doanh cụ thể nào. Bộ khung này chính là nền tảng cho chương trình định hướng nghề nghiệp của bạn. Vì nó làm nổi bật cơ hội phát triển nghề nghiệp của nhân viên theo chiều dọc.
Mô tả công việc của từng vị trí trong lộ trình
Tiếp theo, xây dựng bản mô tả chi tiết cho những vị trí công việc nổi bật. Bạn nên phác thảo mô tả về nhiệm vụ cốt lõi, kỹ năng và các yêu cầu chung. Bạn có thể đi sâu vào các con số chi tiết hơn. Ví dụ như KPI, yêu cầu bắt buộc về trình độ ngoại ngữ, bằng cấp, chứng chỉ,…
>> Xem thêm cách xây dựng mô tả công việc.
Xác định chuẩn mực hiệu suất
Ở bước này, cần xác định các tiêu chuẩn để có thể tiến hành đánh giá về hiệu suất công ty mong đợi ở mỗi vị trí công việc. Cũng như những gì mỗi nhân viên đã đạt được trong quá trình phấn đấu. Hãy ghi lại hành vi và kết quả về năng suất làm việc tất cả nhân viên. Đặc biệt là những nhân sự hàng đầu của doanh nghiệp. Để từ đó có thể xây dựng các chuẩn mực một cách phù hợp nhất. Đây sẽ là bộ chuẩn mực dùng cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Và được áp dụng với tất cả các vai trò trong lộ trình công danh.
Kết hợp phát triển và đào tạo nhân viên
Đào tạo là một phần quan trọng để thúc đẩy nhân viên trên lộ trình công danh. Và nó đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp của bạn. Để có được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp nên trang bị thêm cho nhân viên ở các bộ phận, các cấp bậc khác nhau các khóa đào tạo nội bộ, on-the-job training về các kỹ năng mềm cũng như các kỹ năng chuyên môn cần thiết.
Bạn có thể dùng một mô hình đào tạo chung cho tất cả chức năng công việc. Nhưng tốt nhất nên linh hoạt và sáng tạo cho từng vị trí. Nội dung đào tạo cần thiết thực, đi đúng vào mong muốn của nhân viên trong doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng là để nhân viên chủ động trong quá trình đào tạo. Vì họ chính là nguồn nhân lực cốt yếu mà lộ trình công danh nói chung và chương trình đào tạo nói riêng hướng tới.
Ví dụ về lộ trình phát triển nghề nghiệp & đào tạo của vị trí nhân viên kinh doanh
Trang Anh