Nhân viên quan hệ lao động là “cầu nối” giữa người lao động và ban lãnh đạo công ty. Bộ phận này đôi khi được gọi là “Quan toà” thu nhỏ trong doanh nghiệp. Vậy chi tiết công việc của vị trí này ra sao, hãy tìm hiểu dưới đây bạn nhé!
Nội dung
Công việc của nhân viên quan hệ lao động là gì?
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ cốt yếu nhất của vị trí quan hệ lao động là giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ giúp ổn định tổ chức bằng việc dung hòa các mối quan hệ thông qua việc tăng cường truyền thông và phản hồi.
Công việc cụ thể cần làm của nhân viên quan hệ lao động
- Giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ trong công ty;
- Tham gia xây dựng các chính sách, quy trình, quy định về nhân sự. Các quy tắc, chuẩn mực, các chương trình phát triển văn hóa công ty;
- Xử lí các vấn đề về ký kết, gia hạn, chấm dứt HĐLĐ;
- Cập nhật các thông tin về quan hệ lao động theo quy định nhà nước để tư vấn cho phòng nhân sự;
- Phối hợp với bộ phận khác phát triển tổ chức qua việc đánh giá kết quả công việc hàng năm;
- Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lí vi phạm;
- Nắm bắt nhu cầu, mong muốn và khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty. Đề xuất chính sách đối với người lao động.
Mức lương: 7,000,000 VND – 15,000,000 VND.
Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có
Kiến thức cần có cho vị trí nhân viên quan hệ lao động
Vị trí này yêu cầu có kiến thức chuyên môn sâu về ngành Nhân sự. Để làm vị trí này bạn cần tốt nghiệp các chuyên ngành Quản trị nhân sự, Quản trị kinh doanh, Luật lao động, Quan hệ lao động, Lao động tiền lương,…
Kỹ năng cần có cho vị trí nhân viên quan hệ lao động
- Giao tiếp;
- Đàm phán, thuyết phục tốt;
- Phân tích và giải quyết vấn đề;
- Kỹ năng lãnh đạo;
- Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm tốt;
- Khả năng nắm bắt tâm lí;
- Khả năng sáng tạo, định hướng.
Kinh nghiệm học hỏi cho vị trí nhân viên quan hệ lao động
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu từ 3-5 năm kinh nghiệm với vị trí này hoặc 2 năm tại vị trí HR Manager. Một số công ty yêu cầu Chứng chỉ Luật lao động và bảo hiểu xã hội, tâm lí học.
Nếu bạn vẫn chưa có kinh nghiệm về vị trí này, không sao cả. Bạn có thể tích lũy thêm một số tính chỉ về Nhân sự, Luật, Tâm lí học để làm lợi thế cho mình hoặc thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có lập trường, có trái tim nhân hậu có thể dung hòa và đồng cảm với người khác.
Rèn luyện những kỹ năng này ở đâu?
- Tham gia hội nghị, hội thảo, trại huấn luyện, những sự kiện liên quan đến phát triển kỹ năng;
- Trải nghiệm nhiều hơn để tích lũy kinh nghiệm, mở rộng thế giới quan;
- Tham khảo các khóa học online trên edX.org, edumall.vn,…;
- Dành nhiều thời gian đọc sách để mở rộng kiến thức. Tham khảo những quyển sách như: Nhà quản trị một phút của Kenneth Blanchard và Spence Johnson, Quản lý tình huống: Giữ hiệu quả công việc khi gặp khó khăn của Karl E.Weick và Kathleen M.Sutcliffe, Thu hút và giữ chân nhân tài của Richard Luecke; Quản lí nhân sự của Robert L.Mathis và John H.Jackson…
Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?
- Xem tài liệu trên các trang web Nhân sự như: Humanresources.about.com, Yorku.ca/hr, shrm.org, quanhelaodong.com;
- Tham gia các khóa học ngắn hạn về chuyên ngành Quản trị nhân sự trên trang upskill.vn, eduviet.vn, hanhchinhnhansu.com,…;
- Tham gia các hội thảo, sự kiện liên quan đến quan hệ lao động và tâm lí học;
- Thực tập tại các công ty quy mô nhỏ để học hỏi kinh nghiệm.
Một vài công ty tham khảo cho vị trí quan hệ lao động
Vị trí Quan hệ lao động thường chỉ có các công ty lớn, các tập đoàn lớn là quan tâm nhiều và tách hẳn chuyên biệt có người phụ trách. Công việc của một nhân viên viên Quan hệ lao động cũng khá thú vị và có thể tiếp xúc với nhân viên nhiều nhất trong các bộ phận Nhân sự.
First Alliances, NIC, Talent Net, Adecco vietnam… là nhiều trong những công ty Nhân sự tiêu biểu ở Việt Nam, với nhiều năm hoạt động trong ngành Nhân sự, được khách hàng tin tưởng.
>> Xem thêm: Nên chọn làm việc tại công ty lớn hay nhỏ.
Con đường sự nghiệp
HR Employee relations → HR Manager → HR Director.
Trang Anh