Tham gia phỏng vấn, điều không thể thiếu đó là bạn phải trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Vậy, trong cuộc phỏng vấn thường ứng viên thưởng gặp những câu hỏi phỏng vấn gì? Các trả lời ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nội dung
Các câu hỏi phỏng vấn mở đầu trả lời thế nào?
Hãy giới thiệu về bản thân
Nhà tuyển dụng muốn biết tóm lược về bạn. Các thông tin về tuổi tác già hay trẻ, phù hợp với đa số nhân sự của công ty không; tình trạng hôn nhân ảnh hưởng tới mức độ tập trung trong công việc; quê quán ảnh hưởng tới tính cách của nhân sự; chỗ ở hiện tại gần hay xa công ty… Bạn hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn vẫn một cách ngắn gọn, trọng tâm vào các thông tin trên là được.
Hãy giới thiệu về điểm mạnh, hạn chế của bản thân
Đây là câu hỏi phỏng vấn mà NTD muốn biết 1 phần tính cách của bạn; bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn này, bạn nên xem công việc mình đang ứng tuyển cần điểm mạnh gì. Về hạn chế, nên nói hạn chế trong công việc và cách khắc phục hạn chế đó của bản thân.
Định hướng về công việc trong 5 năm tới của bạn là gì?
Câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết định hướng công việc của bạn có phù hợp với công việc và định hướng của công ty không. Bạn nên căn cứ vào vị trí công việc mình phỏng vấn là cấp nhân viên hay quản lý; bám theo các yêu cầu trong công việc để trả lời.
Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
Nhà tuyển dụng muốn xem lý do bạn nghỉ ở công ty cũ là gì. Để đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc và công ty. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao các câu trả lời tích cực. Tuyệt đối không nên chê bai hay nói xấu lãnh đạo và công ty cũ.
Bạn nên trả lời theo mong muốn của bản thân trong tương lai:
- Muốn có cơ hội phát triển bản thân ở một môi trường khác.
- Tiếp tục đam mê của mình với ngành…
- Muốn cải thiện mức thu nhập hiện tại.
- Muốn công việc có tính thử thách cao hơn.
Nhóm câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn, bí kíp trả lời?
Bạn đã tìm hiểu được gì về công việc và công ty mình đang ứng tuyển?
Câu hỏi này đánh giá mức độ nghiêm túc của ứng viên khi ứng tuyển vào công ty và công việc. Hãy giành thời gian tìm hiểu xem công việc, công ty đó làm những việc gì. Nên tóm tắt về công việc mà bạn đang ứng tuyển là gì; công ty thành lập từ bao giờ, hoạt động được bao lâu?
Tóm tắt về quá trình làm việc và công việc trước đây bạn đảm nhận?
Cách trả lời các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn nhà tuyển dụng muốn biết kinh nghiệm thực tế trước đây bạn từng làm. Bạn có thể trả lời theo mẫu: Thời gian – công ty – công việc – chức danh – số người quản lý – công việc chi tiết – thành quả trong công việc.
Trong các yếu tố: Môi trường làm việc, thu nhập, lãnh đạo trực tiếp, bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên thế nào?
Nhà tuyển dụng muốn xem bạn quan trọng yếu tố gì nhất, có phù hợp với yêu cầu và công ty không. Khi đi tìm việc, bạn cũng nên xem yếu tố nào quan trọng nhất với mình trong giai đoạn này. Từ đó có thể đưa ra câu trả lời phỏng vấn cho phù hợp.
Thu nhập bạn mong muốn là bao nhiêu?
Họ hỏi mức lương bạn muốn để cân đối mức lương của công ty. Trước khi tới phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu xem công việc mình ứng tuyển có khung lương không? Mức lương trên thị trường cho vị trí này là bao nhiêu? Chỉ tiêu về khối lượng công việc ra sao? Câu hỏi phỏng vấn này, bạn không nên trả lời ở một con số chắc chắn. Hãy đưa ra 1 khoảng lương bạn đánh giá phù hợp để hai bên cùng cân đối.
Tại sao chúng tôi lại tuyển bạn vào vị trí này?
Nhà tuyển dụng muốn xem bạn đánh giá về mức độ phù hợp của mình với công việc họ cần. Hãy chỉ ra những ưu điểm của bản thân. Để nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự phù hợp với vị trí mà họ đang cần tìm. Bạn hãy đưa những thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách liên quan đến công việc đó. Ví dụ như: Trung thực, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ….
Bạn mong đợi người quản lý của mình sẽ như thế nào?
Qua câu này, NTD biết tính cách cũng như những mong đợi của bạn dành cho người quản lý. Qua đó biết được mức độ phù hợp của bạn khi làm việc cùng với người quản lý trực tiếp. Bạn có thể trả lời một cách chung chung và ý nhị mà những người sếp thường có như: giỏi giang, ý nhị, công bằng…
Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
Nhà tuyển dụng muốn biết về mức độ gắn bó của bạn với công ty và công việc. Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều bị nhà tuyển dụng thắc mắc. Vì có công ty 6 tháng là lâu, có những công ty 3 – 5 mới là gắn bó lâu dài. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng”. Hoặc “tôi sẽ làm tại công ty cho tới khi công ty vẫn cần vị trí này hoặc vẫn cần tôi”…
Bạn có sẵn sàng làm việc tăng ca hoặc đi công tác xa không?
Nhà tuyển dụng muốn biết thái độ và trách nhiệm của bạn so với gia đình là như thế nào; mức độ ưu tiên ra sao. Bạn nên biết là việc đi công tác là yêu cầu của công việc, giúp công ty hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Trừ các trường hợp lý do có quan trọng nào đó bạn có thể xin miễn đi công tác, được chọn đi công tác cho thấy bạn đang có vai trò quan trọng, được công ty tín nhiệm.
Với các công việc yêu cầu phải đi công tác nhiều, nhà tuyển dụng vẫn ưu tiên các ứng viên sẵn sàng cho việc đi công tác, hoàn thành các mục tiêu đặt ra của công ty nên nếu bạn thật sự yêu thích và mong muốn được vào công ty, câu trả lời cho câu hỏi trên nên là có, Tuy nhiên bạn cũng nên đặt ra câu hỏi về mật độ đi công tác của công ty, thời gian đi công tác như thế nào, để cân bằng với cuộc sống gia đình riêng; từ đó có câu trả lời phù hợp với câu hỏi phỏng vấn.
Nhóm câu hỏi kết thúc
Bao giờ bạn có thể bắt đầu công việc mới?
Đây là câu hỏi phỏng vấn để nhà tuyển dụng biết được thời gian bạn có thể bắt đầu công việc.
Đa phần với 2 ứng viên như nhau, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các ứng viên có thể đi làm sớm. Thường theo luật lao động, với hợp đồng thử việc, bạn có thể kết thúc ngay và bắt đầu công việc mới. Với hợp đồng xác định thời hạn, tối đa 30 ngày kể từ ngày thông báo, bạn có thể dừng công việc cũ. Với hợp đồng không xác định thời hạn, tối đa 45 ngày kể từ ngày thông báo, bạn có thể tạm dừng công việc cũ. Các công ty lớn, chuyên nghiệp vẫn sẵn sàng đợi nhận sự chất lượng trong khoảng thời gian đó. Và các ứng viên bàn giao đầy đủ, trách nhiệm vẫn được đánh giá cao hơn những nhân sự không bàn giao công việc đầy đủ.
Vậy, hãy căn cứ vào công việc của mình để đưa ra câu trả lời cho phù hợp với câu hỏi phỏng vấn này.
Bạn có cần hỏi thêm gì không?
Cách trả lời các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn: Câu trả lời tồi tệ nhất cho câu này là bạn không có gì để hỏi. Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những bạn ứng viên có câu hỏi cần làm rõ phân này. Bạn có thể thẳng thắn hỏi về những điều bạn chưa rõ về công ty, vị trí công việc mà bạn ứng tuyển; mức lương, chế độ phúc lợi mình nhận được.
Một vài câu trả lời gợi ý: Định hướng phát triển của công ty trong 5 năm tới làm gì? Công việc này bạn sẽ báo cáo trực tiếp cho ai? Chế độ khác của nhân viên trong công ty ngoài lương? Cam kết khác về bảo mật thông tin, thời gian làm việc tối thiểu?…
Tóm lại, kết quả buổi phỏng vấn có thể ảnh hưởng đến 80% kết quả tuyển dụng; bên cạnh kiến thức chuyên môn thì thái độ; hành vi, động cơ của ứng viên cũng là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định tuyển dụng. Vì vậy khi tham gia phỏng vấn; ngoài việc nắm vững các kiến thức chuyên môn; ứng viên nên chủ động tìm hiểu thật kỹ về công ty, công việc; nếu có phần nào chưa hiểu rõ thì nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần thiết để trao đổi với nhà tuyển dụng nhằm giúp chúng ta có đầy đủ thông tin để lựa chọn công ty, công việc phù hợp./.
Trang Tiên