Phỏng vấn ứng viên trong tuyển dụng được đánh giá là một trong những khâu quan trọng nhất. Đây là quá trình tương tác 2 chiều, giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Với nhà tuyển dụng, phỏng vấn giúp đánh giá ứng viên một cách trực diện và đầy đủ. Với ứng viên, phỏng vấn cũng giúp họ hiểu thêm về công việc và công ty. Để phỏng vấn hiệu quả, bộ câu hỏi nhà tuyển dụng cần chuẩn bị là gì? Cùng tìm hiểu bài viết.
Nội dung
Các hình thức phỏng vấn ứng viên
Việc lựa chọn hình thức phỏng vấn ứng viên phụ thuộc vào đối tượng phỏng vấn, vị trí tuyển dụng, số lượng tuyển dụng. Lựa chọn hình thức nào nên cân đối và lựa chọn. Trong bài viết, mình phân tích ưu nhược điểm của từng hình thức phỏng vấn và vị trí tuyển dụng.
Cách phỏng vấn
Phỏng vấn ứng viên theo mẫu bộ câu hỏi phỏng vấn có sẵn
Phỏng vấn mẫu cố định là hình thức sử dụng những bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng sẵn. Một bộ câu hỏi sẽ được áp dụng cho tất cả các ứng viên.
Vì cùng sử dụng một bộ câu hỏi, một hệ thống đánh giá nên sẽ đảm bảo sự công bằng; dễ dàng so sánh giữa các ứng viên. Hạn chế của hình thức này là nhiều trường hợp bị gò bó dẫn tới việc ứng viên không bộc lộ được hết sự linh hoạt, sáng tạo của bản thân.
Phỏng vấn tình huống
Đây là hình thức phỏng vấn trong đó người phỏng vấn đưa ra các tình huống giống thực tế công việc của vị trí cần tuyển. Ứng viên cần trình bày cách thức giải quyết vấn đề.
Công việc càng đòi hỏi trách nhiệm và có tính thử thách cao, điều kiện làm việc càng đa dạng thì tình huống đưa ra càng phong phú. Đối với hình thức phỏng vấn này, nhà tuyển dụng nên giới hạn về thời gian để đánh giá sự nhanh nhạy; linh động của ứng viên trong xử lý vấn đề.
Phỏng vấn ứng viên bằng cách gây áp lực
Phỏng vấn áp lực, hay còn được gọi là phỏng vấn căng thẳng là hình thức thường được áp dụng với các vị trí nhân sự cấp cao, hoặc đòi hỏi chuyên môn cao như quản lý, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc,… Đây là các vị trí đòi hỏi cao nên việc tuyển dụng cần phải đặc biệt cẩn trọng.
Để phỏng vấn các vị trí này, nhà tuyển dụng cần liên tục đặt những câu hỏi bám sát và khả năng của ứng viên. Các câu hỏi đào sâu vấn đề, yêu cầu số liệu cụ thể,… Nhà tuyển dụng sử dụng các câu hỏi để khai thác và khiến ứng viên bộc lộ hết khả năng của bản thân; sử dụng áp lực để “hạ gục” ứng viên nhằm chọn ra những nhân tố sáng giá nhất.
>> Xem thêm kỹ năng phỏng vấn.
Quy trình phỏng vấn
Trước buổi phỏng vấn: Chuẩn bị: CV, bộ câu hỏi phỏng vấn (nếu có), địa điểm, nhân sự phỏng vấn, nước (nếu có).
Trong buổi phỏng vấn:
B1: Giới thiệu: Ứng viên và nhà tuyển dụng chào hỏi. Người phỏng vấn giới thiệu thành phần, ứng viên, quy trình phỏng vấn.
B2: Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi phỏng vấn để tìm hiểu, đánh giá ứng viên.
B3: Ứng viên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng (nếu có). Nhà tuyển dụng giải đáp các câu hỏi của ứng viên.
B4: Nhà tuyển dụng trao đổi thêm về văn hoá, công việc… cho ứng viên.
B5: Kết thúc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng báo về thời gian, hình thức nhận kết quả phỏng vấn cho ứng viên. 2 bên chào nhau.
- Sau buổi phỏng vấn: Nhà tuyển dụng báo lại kết quả phỏng vấn cho ứng viên theo thời gian và hình thức như đã trao đổi.
Bộ câu hỏi phỏng vấn
Tuỳ thuộc vào đối tượng và hình thức phỏng vấn thì bạn sẽ có các câu hỏi phù hợp. Một vài câu hỏi cơ bản bạn có thể tham khảo:
Câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu thông tin ứng viên
- Ứng viên hãy giới thiệu sơ lược về bản thân.
Các thông tin cần làm rõ: Tuổi tác, tình trạng hôn nhân (có mấy con, con lớn hay nhỏ), quê quán, chỗ ở hiện tại… của ứng viên. Tuổi tác già hay trẻ, phù hợp với đa số nhân sự của công ty không; tình trạng hôn nhân ảnh hưởng tới mức độ tập trung trong công việc; quê quán ảnh hưởng tới tính cách của nhân sự; chỗ ở hiện tại gần hay xa công ty…
2. Hãy giới thiệu về điểm mạnh, hạn chế của bản thân
Câu hỏi này dùng để khai thác thêm về sở trường, sở đoản của ứng viên và cách họ nhìn nhận, đánh giá bản thân.
Câu hỏi đánh giá tính định hướng
3. Định hướng về công việc trong 5 năm tới của bạn là gì?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết về định hướng công việc của ứng viên có phù hợp với công việc và định hướng của công ty đang tuyển dụng không.
4. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
Đây là câu hỏi tìm hiểu lý do ứng viên nghỉ ở công ty cũ là gì để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với công việc và công ty. Liệu lý do ứng viên nghỉ ở công ty cũ có thể là lý do ứng viên nghỉ việc ở công ty bạn hiện tại?
5. Bạn đã tìm hiểu được gì về công việc và công ty mình đang ứng tuyển?
Câu hỏi này đánh giá mức độ nghiêm túc của ứng viên khi ứng tuyển vào công ty và công việc. Những ứng viên giành thời gian tìm hiểu xem công việc đó làm những việc gì, công ty hoạt động trong lĩnh vực gì thường rất nghiêm túc và hiểu về công việc mình đang ứng tuyển.
Câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng đánh giá kiến thức, kinh nghiệm
6. Tóm tắt về quá trình làm việc và công việc trước đây bạn đảm nhận?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng muốn biết kinh nghiệm thực tế trước đây mà ứng viên từng làm.
7. Trong các yếu tố: Môi trường làm việc, thu nhập, lãnh đạo trực tiếp, bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên thế nào?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được động lực đi làm của ứng viên cao nhất là gì; công việc và công ty liệu có phù hợp với ứng viên không.
8. Thu nhập bạn mong muốn là bao nhiêu?
Đây là căn cứ để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với khung lương của công ty; và căn cứ để đàm phán mức lương với ứng viên.
9. Bao giờ bạn có thể bắt đầu công việc mới?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được thời gian ứng viên có thể bắt đầu công việc.
Câu hỏi kết thúc
10. Bạn có cần hỏi thêm gì không?
Đây là phần giải đáp thêm các thắc mắc của ứng viên, là sự phản hồi thông tin của ứng viên với người phỏng vấn.
Một vài lưu ý khi phỏng vấn
- Tạo không khí thoải mái, thận thiện. Giúp ứng viên bình tĩnh và bộc lộ được hết điểm mạnh, mức độ phù hợp với doanh nghiệp.
- Thời lượng phỏng vấn phù hợp. Với mỗi ứng viên, thông thường thời gian phỏng vấn giao động 30 – 60 phút là đủ. Tránh phỏng vấn quá nhanh, không khai thác được hết ứng viên; và cũng tạo cảm giác hụt hẫng và không chuyên nghiệp với ứng viên.
- Thời gian phỏng vấn: Không nên để ứng viên đợi quá lâu. Tuỳ thuộc số lượng phỏng vấn để hẹn ứng viên thời gian cho phù hợp. Cũng không nên bố trí phỏng vấn cuối ngày; người phỏng vấn sẽ mệt, không đánh giá được chính xác ứng viên. Nên bố trí ứng viên phỏng vấn vào buổi sáng. Hoặc trước 4h chiều.
- Địa điểm phỏng vấn: Sạch, thoáng, đủ nhiệt độ và lịch sự./.
Trang Tiên