Tuyển dụng là công việc đang ngày càng có cơ hôi phát triển. Doanh nghiệp chú trọng đầu tư đội ngũ này hơn, mức thu nhập cũng tăng lên. Bởi lẽ, đội ngũ tuyển dụng đại diện bộ mặt của doanh nghiệp. Vậy nên bắt đầu công việc nhân viên tuyển dụng thế nào? Cùng tìm hiểu xem nên bắt đầu công việc này từ đâu!
Nội dung
- 1 Công việc tuyển dụng là gì?
- 2 Tại sao vị trí tuyển dụng ngày càng được chú trọng?
- 3 Các công việc cụ thể hàng ngày của nhân viên tuyển dụng
- 4 Lộ trình công danh nhân viên tuyển dụng
- 5 Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có của nhân viên tuyển dụng
- 6 Các đơn vị bạn có thể bắt đầu công việc nhân viên tuyển dụng
Công việc tuyển dụng là gì?
Tuyển dụng là quá trình thu hút, nghiên cứu, sàng lọc và tiếp nhận các ứng viên. Mục đích là tìm ra ứng viên thích hợp cho các vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển.
Nhân viên tuyển dụng là những người thực hiện các công việc về tuyển dụng. Các công việc bao gồm: đăng tin, lọc hồ sơ, phỏng vấn, chọn ứng viên và báo kết quả.
Tại sao vị trí tuyển dụng ngày càng được chú trọng?
Tuyển dụng đối với doanh nghiệp, người lao động cũng như toàn xã hội có vai trò vô cùng lớn. Vì vậy, bộ phận tuyển dụng nói chung và nhân viên tuyển dụng nói riêng ngày càng được chú trọng.
Với doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp bổ sung lượng nhân lực phục vụ sản xuất kinh doanh. Chất lượng đầu vào hoàn toàn phụ thuộc việc tuyển dụng. Nó là khâu khởi nguồn của quá trình quản trị nhân sự, khâu này được xử lý tốt thì những khâu tiếp theo đó mới có thể vận hành suôn sẻ.
- Tuyển dụng được đội ngũ nhân viên tốt sẽ tạo nên hiệu quả kinh doanh, mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng giữ cho doanh nghiệp có được sức cạnh tranh bền vững.
Với người lao động
- Việc tuyển dụng đem lại cơ hội việc làm cho người lao động. Nếu quá trình tuyển dụng không diễn ra thì họ làm sao có cơ hội tìm được việc làm.
- Khi tham gia vào quá trình tuyển dụng, NLĐ có thể thông qua đó để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Từ đó, giới thiệu bản thân theo đúng hướng đó để có thể “ghi điểm” trong mắt họ.
- Việc tuyển dụng nhân sự mới còn có một tác dụng tốt đó là thúc đẩy các nhân sự cũ làm việc tốt hơn, chăm chỉ. Nhân sự mới cũng nhìn vào đó để cố gắng hết mình. Tuyển dụng tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh và tích cực trong môi trường doanh nghiệp.
Các công việc cụ thể hàng ngày của nhân viên tuyển dụng
- Nhận & xác định nhu cầu tuyển dụng phù hợp hay không.
- Xác định đối tượng cần tuyển dụng qua mô tả công việc.
- Lập kế hoạch tuyển dụng: kênh sử dụng đăng, thời gian, đơn vị phối hợp…
- Lọc CV của ứng viên phù hợp với công việc;
- Sơ vấn và xếp lịch phỏng vấn ứng viên;
- Phỏng vấn và đánh giá ứng viên cùng bộ phận có liên quan.
- Thực hiện các thủ tục cho ứng viên nhận việc: đàm phán lương, thư mời, tiếp nhận nhân sự mới.
Lộ trình công danh nhân viên tuyển dụng
Thăng tiến
Thực tập sinh tuyển dụng → Nhân viên tuyển dụng → Chuyên viên tuyển dụng cấp cao → TBP/TP tuyển dụng → Giám đốc nhân sự
Mức lương của công việc tuyển dụng
Nhân viên tuyển dụng: 7 – 12tr/tháng.
Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có của nhân viên tuyển dụng
Kiến thức
- Học các chuyên ngành về Quản trị nguồn nhân lực, Nhân sự, Hành chính, Quản lý lao động, Kinh tế lao động, Luật;
- Nếu bạn học trái ngành, bạn vẫn có thể là một Chuyên viên tuyển dụng. Một số công ty vẫn tuyển nhân viên tuyển dụng từ các ngành “có liên quan” như quản trị kinh doanh, hành chính văn phòng.
Kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng của một chuyên viên tuyển dụng. Bạn phải có khả năng giải thích các thông tin liên quan đến chính sách của công ty. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ tiến hành các cuộc phỏng vấn, thuyết trình và dẫn dắt hòa giải;
- Kỹ năng tư duy phản biện: Một nhân viên tuyển dụng cần có tư duy cực kì nhạy bén và khả năng lập luận logic để có thể phân tích, đánh giá và phân loại ứng viên phù hợp cho công ty;
- Khả năng quyết định: Nhân viên tuyển dụng còn được xem như là “trái tim” của công ty, vì thế, sự quyết định của bạn có thể ảnh hưởng tới rất nhiều người;
- Vốn hiểu biết sâu và rộng: Nhân sự là ngành đòi hỏi bạn phải học sâu hiểu rộng, chẳng khác nào một cuốn “Bách khoa toàn thư sống”, sẽ thật là khó khăn khi một nhà tuyển dụng lại có vốn hiểu biết và kiến thức hạn hẹp;
- Kỹ năng quản lí thời gian: Cùng một thời điểm bạn phải tuyển dụng nhiều vị trí cần thiết cho công ty. Nên việc sắp xếp thời gian hợp lí rất quan trọng;
- Tin học văn phòng: Bạn sẽ phải soạn nhiều văn bản và lọc các hồ sơ liên quan đến công việc tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên thành thạo các phần mềm như Word, PowerPoint, các công cụ đánh giá;
- Ngoại ngữ: Thông thạo Tiếng Anh và nhiều ngoại ngữ khác sẽ là một lợi thế cho bạn. Vì nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc.
Làm sao để có kinh nghiệm trong công việc tuyển dụng?
- Bạn có xin làm thực tập sinh tuyển dụng cho các công ty nhân sự để có thêm kinh nghiệm.
- Nếu chưa ra trường, bạn có thể làm tham gia các CLB ban nhân sự.
- Tham gia học các khoá tuyển dụng.
Các đơn vị bạn có thể bắt đầu công việc nhân viên tuyển dụng
- Vào phòng nhân sự phụ trách tuyển dụng cho các công ty
- Làm headhunter cho các công ty chuyên về tuyển dụng nhân sự: Talenet, First Alliances…
>> Tham khảo thêm: Nên chọn làm việc tại công ty lớn hay nhỏ.
Trang Anh