You are currently viewing Nhân sự – Bắt đầu lĩnh vực này thế nào?

Nhân sự – Bắt đầu lĩnh vực này thế nào?

Lĩnh vực nhân sự ngày càng được chú trọng. Mức lương và số lượng tuyển dụng cho vị trí này đang tăng nhanh. Vậy bắt đầu nghề nhân sự từ đâu? Nhất là với những người mới bắt đầu? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho người mới bắt đầu tìm hiểu về nghề. Cùng theo dõi bạn nhé!

Nhân sự là gì?

Nhân sự là các công việc liên quan tới nguồn lực con người trong tổ chức.

Vai trò của công tác nhân sự trong doanh nghiệp:

  • Giúp tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất – kinh doanh.
  • Duy trì mối quan hệ lao động hài hòa – tốt đẹp trong doanh nghiệp.

Như vậy, hoạt động nhân sự là công việc làm việc với con người. Giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực con người trong doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Các nghiệp vụ của lĩnh vực nhân sự

Nghề nhân sự có các hoạt động lớn sau:

Thứ nhất, công tác tuyển dụng

Việc tuyển dụng là công tác tìm kiếm các ứng viên phù hợp mà doanh nghiệp đang tuyển.

Các công việc mà vị trí tuyển dụng phụ trách:

  • Lập kế hoạch; triển khai công tác tuyển dụng đáp ứng nhu cầu hoạt động, phát triển của doanh nghiệp;
  • Đăng thông tin tuyển dụng trên các kênh; cung cấp đầy đủ thông tin cho ứng viên, tiếp cận với ứng viên tiềm năng;
  • Sàng lọc hò sơ và Sắp xếp lịch phỏng vấn cho ứng viên.
  • Phòng vấn ứng viên (sơ vấn, phỏng vấn vòng 1).
  • Thông báo kết quả tuyển dụng, hội nhập nhân sự mới.

Thứ hai, công tác đào tạo – Training

Hoạt động đào tạo là việc không thể thiếu trong tất cả các doanh nghiệp. Bởi lẽ, người lao động với những trình độ chuyên môn, đặc thù tính cách khác nhau, việc đào tạo để mọi người hiểu về văn hoá, cách thức làm việc tại doanh nghiệp thì họ mới có thể hội nhập và làm việc tốt tốt.

Việc đào tạo bao gồm:

  • Đào tạo hội nhập là hoạt động đầu tiên mà doanh nghiệp thực hiện cho nhân viên mới. Các nội dung đào tạo nhân sự mới bao gồm: Nội quy, định hướng phát triển; văn hóa doanh nghiệp để giúp cho người lao động sớm hòa nhập tại môi trường mới.
  • Đào tạo phát triển chuyên môn: Nhằm mục đích củng cố, nâng cao kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu công việc, phát hiện nhân tố nòng cốt để xây dựng nguồn kế cận và tạo cơ hội phát triển cho người lao động trong tổ chức. Việc đào tạo chuyên môn có thể theo hình thức kèm cặp 1-1 giữa cán bộ quản lý trực tiếp hoặc người lao động lành nghề hoặc cử cán bộ đi học các lớp trong và ngoài doanh nghiệp.

Thứ ba, công tác lương và chế độ phúc lợi (C&B)

C&B là từ viết tắt của Compensation and Benefit – Cụm từ chỉ người/bộ phận phụ trách mảng tiền lương và phúc lợi.

Đây là công việc phải nắm chắc và thường xuyên cập nhật các văn bản luật, chế độ chính sách…. Như vậy mới có thể kịp thời trả lời những thắc mắc của người lao động cũng như tư vấn cho người sử dụng lao động. Song song với việc xây dựng và điều chỉnh các nội dung liên quan đến chính sách phúc lợi phù hợp với pháp luật hiện hành.

Các công việc c ủa vị trí C&B phụ trách:

  • Thực hiện công tác chấm công, quản lý việc nghỉ phép.
  •  Xây dựng bảng lương theo vị trí công việc và năng lực;
  • Xây dựng chính sách phúc lợi, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật.
  • Tính lương cho cán bộ công nhân viên.
  • Ngoài ra, cán bộ C&B còn thực hiện công tác liên quan tới bảo hiểm, thuế của người lao động.

Thứ tư, công tác quan hệ lao động

Công tác quan hệ lao động bao gồm rất nhiều khía cạnh. Trong đó có các đầu mục công việc như sau:

  • Đánh giá KPIs – kết quả thực hiện công việc cho các thành viên trong công ty. 
  • Theo dõi, đánh giá khen thưởng – kỷ luật của đội ngũ nhân sự trong công ty.
  • Theo dõi, thực hiện các quyết định bổ nhiệm, luân chuyển, thuyên chuyển công tác của cán bộ công nhân viên.
  • Công tác ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng lao động: Thứ năm, chấm dứt hợp đồng lao động.

Thứ năm, công tác hành chính

Công tác hành chính bao gồm các công việc sau:

  • Quản lý hợp đồng lao động cho nhân viên, hồ sơ nhân viên, định biên nhân sự.
  • Thực hiện chuyển phát nhanh, giao nhận văn thư, hợp đồng, hóa đơn cho công ty và các phòng ban, v.v.
  • Theo dõi, thực hiện các chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng theo quy định.
  • Lập báo cáo theo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ thị cấp trên.

Người mới vào nghề cần chuẩn bị những gì?

  • Chọn cho mình một địa điểm thực tập liên quan tới công tác nhân sự:

Nên ưu tiên chọn nơi có hướng dẫn và đào tạo cho sinh viên mới ra trường, thời gian ít nhất là 3 đến 5 tháng thì bạn mới đủ để học hỏi. Đừng đặt nặng chuyện có thu nhập trong thời gian này.

  • Tham gia một khoá học offline về một trong 4 nghiệp vụ nói trên.
  • Trau dồi các kỹ năng mềm: tin học văn phòng, tiếng anh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm….

Công việc nhân sự cho người mới bắt đầu

  • Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể nhà nước: cán bộ phòng tổ chức, phòng hành chính, cơ quan Bảo hiểm, các trung tâm hỗ trợ việc làm; trung tâm phát triển nguồn nhân lực, giảng viên chuyên ngành quản trị nhân lực…
  • Trong các doanh nghiệp tư nhân: Phòng hành chính (nhân viên tới trưởng phòng hành chính, bộ phận tiền lương (nhân viên tới trưởng phòng tiền lương hoặc chế độ chính sách), bộ phận quan hệ lao động (nhân viên tới trưởng phòng), bộ phận tuyển dụng, bộ phận đào tạo, bộ phận bảo hiểm (nhân viên tới trưởng phòng), nhân viên tuyển dụng thuộc các công ty head hunt ./.

Trang Tiên