Tìm kiếm, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực là hoạt động ngày càng được các tổ chức chú trọng. Vì thế, cán bộ phụ trách công tác nhân sự là nghề được trọng dụng và nhiều cơ hội phát triển. Vậy học quản trị nhân lực ra có thể làm công việc gì? Mức lương bao nhiêu? Cùng tìm hiểu về lĩnh vực này trong bài viết dưới đây!
Nội dung
- 1 Quản trị nhân lực là gì?
- 2 Nhiệm vụ của người làm công tác quản trị nhân lực
- 3 Kỹ năng cần có khi làm công tác nhân sự
- 4 Quản trị nhân lực học trường nào?
- 5 Quản trị nhân lực là làm gì? Học quản trị nhân lực ra trường có dễ xin việc không?
- 6 Lộ trình phát triển của nhân sự làm trong lĩnh vực nhân sự
- 7 Mức lương sau của các công việc vể quản trị nhân lực?
Quản trị nhân lực là gì?
Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển, duy trì và sử dụng nguồn lực con người nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
Các hoạt động bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, tạo động lực, lương thưởng & chế độ phúc lợi, quan hệ lao động ….
Chuyên ngành này có rất nhiều tên gọi. Ví dụ như: Quản trị nhân lực, quản trị nguồn nhân lực, quản trị nhân sự, quản lý lao động…
Quản trị nhân lực tên tiếng anh là Human Resource Management.
Nhiệm vụ của người làm công tác quản trị nhân lực
- Lên ý tưởng thu hút nguồn nhân lực.
- Lên kế hoạch tuyển dụng phù hợp theo từng giai đoạn.
- Phân tích thị trường tuyển dụng để dự báo những thay đổi gần nhất.
- Tham gia vào công tác sàng lọc và tuyển chọn nhân sự.
- Lên kế hoạch đào tạo chuyên môn định kỳ cho nhân viên.
- Lên kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa, team building để gắn kết nhân viên.
- Lên kế hoạch đào tạo nhân viên mới theo quy định của công ty.
- Đảm bảo người lao động làm việc trong môi trường an toàn, thân thiện. Mục tiêu duy trì nguồn nhân lực lâu dài.
Kỹ năng cần có khi làm công tác nhân sự
Nhân sự là công tác làm việc liên quan trực tiếp tới con người. Vậy nên, các kỹ năng đòi hỏi cũng nhiều và linh hoạt. Các kỹ năng cơ bản cần có của cán bộ nhân sự bao gồm:
Kỹ năng chuyên môn
Các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn đối với lĩnh vực nhân sự đó là:
- Kỹ năng quản trị, hoạch định chính sách về nhân sự: dự báo nhu cầu nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ.
- Nắm bắt tâm lý, nắm bắt thông tin nhanh, hiểu biết đa ngành,…
Kỹ năng giao tiếp
Với nghề nhân sự, bạn sẽ phải làm việc và tiếp xúc với rất nhiều người. Vì vậy cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo, nhạy bén, biết cách ứng xử và giải quyết vấn đề. Điều đó sẽ giúp tạo được mối quan hệ tốt với mọi nhân viên, từ đó dễ dàng đưa ra những ý kiến và lời khuyên thích hợp, nhất là với các nhân viên mới.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Đây là kỹ năng quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn nội bộ cũng như thuyết phục được cấp trên khi đề xuất các kế hoạch về nhân sự. Ngoài ra cũng giúp bạn mời được những ứng viên tài năng đến làm việc và đóng góp tại công ty mình.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình làm việc chắc chắn sẽ xảy ra nhiều xung đột giữa nhân viên với nhân viên, hoặc giữa nhân viên với sếp liên quan đến lương thưởng hoặc các vấn đề khác. Trong vai trò là một nhân viên phòng nhân sự, bạn cần phải biết cách giải quyết một cách phù hợp, đưa ra được biện pháp vẹn toàn và làm vui lòng cả hai bên nhất có thể.
Khả năng lắng nghe, thấu hiểu
Đây là điều cần thiết không chỉ khi giải quyết vấn đề nội bộ công ty mà còn cho lúc phỏng vấn ứng viên. Bởi vì, bạn cần thật sự hiểu về tính cách cũng như con người ứng viên thông qua những chia sẻ của họ, từ đó đánh giá xem người đó có phù hợp với vị trí công việc hay không. Ngoài ra, khả năng lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp bạn rất nhiều cho công việc nhân sự. Vì thế đừng quên rèn luyện kỹ năng này mỗi ngày nhé!
Quản trị nhân lực học trường nào?
Học quản trị nhân lực tại trường nào: Hiện có 7 trường Đại Học có ngành quản trị nhân sự:
- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có tên tiếng Anh là National Economics University (NEU). Đây là một trong những trường đại học đào tạo kinh tế trong top đầu của Việt Nam. Về ngành quản trị nhân sự thì bạn có thể chọn các khối A00, A01, D01, D07.
Điểm chuẩn trung bình của NEU cho khoa này giao động từ 25 – 28 điểm.
- Đại Học Lao Động – Xã Hội (ULSA) (có hệ đại học và cao đẳng)
Nếu bạn có lực học vừa phải, muốn tối ưu về mặt học phí thì đây là một lựa chọn đáng để xem.
ULSA là trường đại học trực thuộc Bộ Lao động thương binh – Xã hội. Tiền thân trường là nơi đào tạo cán bộ nguồn nhân lực cho cả nước. Trường có gần 20 năm hình thành và phát triển. Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất được đánh giá là tốt.
Về ngành quản trị nhân sự thì bạn có thể chọn các khối A00, A01, D01, D07, C. Điểm chuẩn trung bình của chuyên ngành này tại ULSA là từ 15 – 20 điểm.
Đại Học Lao Động – Xã Hội có 3 cơ sở tại Hà Nội, Sơn Tây – Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các trường đại học khác như:
- Đại Học Nội Vụ (chỉ có hệ đại học).
- Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế.
- Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng.
- Đại Học Hoa Sen.
- Đại học Công đoàn – cũng là một phần của chuyên ngành quản trị nhân lực.
Quản trị nhân lực là làm gì? Học quản trị nhân lực ra trường có dễ xin việc không?
Bộ phận làm công tác liên quan tới nhân sự trong tổ chức ngày càng có tiếng nói và sức ảnh hưởng. Vì vậy, học chuyên ngành quản trị nhân lực ngày càng dễ tìm được công việc phù hợp cho bản thân mình.
Dù trong doanh nghiệp tư nhân hay trong cơ quan nhà nước, đều có thể tìm được công việc liên quan tới ngành quản trị nhân lực. Các công việc phù hợp với chuyên ngành này. Đó là:
Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể nhà nước
- Cán bộ phòng tổ chức, phòng hành chính.
- Cơ quan Bảo hiểm, các trung tâm hỗ trợ việc làm.
- Trung tâm phát triển nguồn nhân lực, giảng viên chuyên ngành quản trị nhân lực…
- Giảng viên: Làm giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước, lương được tính theo mặt bằng lương cả nước.
Trong các doanh nghiệp tư nhân
- Phòng hành chính (nhân viên tới trưởng phòng hành chính).
- Bộ phận tiền lương (nhân viên tới trưởng phòng tiền lương hoặc chế độ chính sách), Bộ phận quan hệ lao động (nhân viên tới trưởng phòng).
- Tuyển dụng.
- Đào tạo.
- Bộ phận bảo hiểm.
Ngoài ra nếu không làm chuyên về nhân sự thì có thể làm các công việc có liên quan đến nhân sự như :
- Headhunter – săn đầu người (thiên hướng sale).
- Tư vấn nhân sự.
- Quản lý đào tạo cho các công ty đào tạo..
- Sale tư vấn về các khóa học Nhân sự.
Lộ trình phát triển của nhân sự làm trong lĩnh vực nhân sự
- Thực tập sinh – Nhân viên (1-3 năm) – chuyên viên/chuyên viên cao cấp (3-5 năm) – Trưởng bộ phận/trưởng nhóm/phó phỏng (5 – 7 năm) – Trưởng phòng (trên 7 năm) – Giám đốc khu vực/ giám đốc nhân sự (trên 10 năm).
- Để trở thành giám đốc khu vực/giám đốc nhân sự, đòi hỏi bạn phải có hiểu biết toàn diện về lĩnh vực và công tác nhân sự, bao gồm các vấn đề cốt lõi: tuyển dụng, đào tạo, lương & chế độ phúc lợi & bảo hiểm, quan hệ lao động, hành chính (nếu cần). Đây cũng chính là lộ trình phát triển của mỗi bạn theo nghề.
Mức lương sau của các công việc vể quản trị nhân lực?
Mức lương của công việc liên quan tới nhân sự cơ bản khá ổn. Và có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Theo khảo sát của First Alliances (công ty head hunt), giải lương công việc trong lĩnh vực nhân sự năm 2021 như sau:
Với các thông tin trong bài viết, chúc các bạn có những định hướng nghề nghiệp phù hợp cho mình.
Trang Anh