Covid 19 xảy đến gây ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh hưởng không chỉ với doanh nghiệp mà cả với người lao động trong quá trình làm việc. Tình huống sa thải dưới đây là một ví dụ điển hình trong dịch Covid 19.
Nội dung
Tình huống sa thải người lao động
Chi tiết tình huống
Trang Anh chia sẻ nguyên văn lại tình huống nhân sự:
Mọi người tư vấn giùm e trường hợp này với ạ:
– Ngày 24/7/2021, công ty tổ chức cho nhân viên đi tiêm vaccine. Nhưng bạn A không đi. Sau đó bạn nhận thông báo từ công ty rằng, bạn sẽ làm việc tại nhà cho tới khi nào bạn tiêm thì mới được lên công ty làm lại. Thời gian làm việc tại nhà này sẽ trừ vào ngày phép năm của bạn.
– Tới ngày 15/8/2021, bạn A xài hết phép năm. Công ty cũng ko có thông báo nào khác. Từ 15/8 bạn vẫn làm việc online bình thường.
– Ngày 01/9/2021, công ty ra quyết định cho bạn A nghỉ việc. Lý do bạn A “nghỉ liên tục 5 ngày” và “không thực hiện tiêm chủng theo nội quy công ty”. Bạn A không đồng ý nghỉ việc. Vì bạn A cho rằng mình vẫn làm việc tại nhà chứ ko hề nghỉ. Hơn nữa bạn ở nhà là vì công ty yêu cầu chứ ko phải bạn tự ý. Mặt khác công ty chỉ mới gửi cho bạn file word quyết định nghỉ việc, chưa có chữ ký và đóng dấu của cty; Công ty hẹn hết giãn cách sẽ đưa bạn A quyết định sau.
Bạn A cho rằng công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Nên dự định sẽ yêu cầu công ty bồi thường và trả trợ cấp thôi việc thì có được không ạ?
Tình huống sa thải người lao động trong thời gian covid điển hình
Dữ liệu kèm theo
- Theo như tin nhắn của Nhân sự gửi bạn A thì ý rằng công ty muốn cho bạn nghỉ. Vì thời gian này công ty đang cố gồng gánh rất khó khăn nên buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Nhưng lại đưa ra lý do đuổi việc hết sức kì cục theo kiểu “gài” người lao động)
- Bạn A đang ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn lần 2.
- Bạn vẫn làm việc bình thường, có các mail và tin nhắn chứng minh có làm việc online.
Giải đáp tình huống sa thải
Đây là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động theo hình thức sa thải.
Để đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động theo hình thức sa thải phải đáp ứng 2 phần:
Lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng theo tình huống sa thải
Quy định của luật
Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, 11 trường hợp NSDLĐ có thể sa thải đối với NLĐ. Theo đó, người lao động có một trong các hành vi sau đây sẽ bị sa thải:
- Trộm cắp tại nơi làm việc.
- Tham ô tại nơi làm việc.
- Đánh bạc tại nơi làm việc.
- Cố ý gây thương tích tại nơi làm việc.
- Sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
- Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.
- Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
- Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày; hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Tình huống sa thải của công ty với bạn A
Ở đây, chúng ta chưa có đủ dữ về nội quy lao động; quyết định cho người lao động ở nhà tới khi họ tiêm vaccin của doanh nghiệp và người lao động là thoả thuận bằng miệng hay có qua email, tin nhắn? Công ty có văn bản, quyết định về việc tính lương, làm việc tại nhà không? Bản chất người lao động bị trừ phép nghĩa là doanh nghiệp coi thời gian đó người lao động đang nghỉ phép và nghỉ không lương. Người lao động có làm đơn xin nghỉ phép và nghỉ không lương theo quy định không?
Nếu người lao động làm đơn xin nghỉ phép và đơn xin nghỉ không lương thì lý do doanh nghiệp lấy để sa thải là sai.
Ngược lại, nếu người lao động không làm đơn xin nghỉ phép và đơn xin nghỉ không lương? Thời gian xảy ra từ khoảng thời gian 16/8/2021 tới 01/9/2021 – 16 ngày. Theo quy định, người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày thì mới được xử lý. 16/5 ngày trong tháng 8 thì lý do doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là đúng.
Quy trình đơn phương chấm dứt hợp đồng theo hình thức sa thải
Thời gian xảy ra từ khoảng thời gian 16/8/2021 tới 01/9/2021 – 16 ngày. Thời gian sớm nhất người sử dụng lao động được xử lý người lao động là sau thời gia vi phạm, tức là làm thủ tục từ ngày 22/08/2021.
Theo quy định, doanh nghiệp phải mở cuộc họp xử lý kỷ luật lao động; gửi thông báo trước khi xử lý cho người lao động trước ít nhất 5 ngày và sau 3 lần thông báo người lao động không tham gia xử lý kỷ luật mới được phép làm quyết định Sa thải. Tổng thời gian đó là 15 ngày.
Như vậy, ít nhất phải sau ngày 06/9/2021 doanh nghiệp mới đủ thời gian theo quy định. Về quy trình doanh nghiệp xử lý tình huống sa thải trên là sai.
Kết luận: Tình huống sa thải người lao động trên của doanh nghiệp B là sai. Doanh nghiệp phải đền bù cho người lao động theo quy định của việc sa thải người lao động trái pháp luật.
Trang Anh