Nội quy lao động (NQLĐ) được xem là “Bộ luật lao động thu nhỏ” của doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong đó là những quy định thống nhất về hành vi NLĐ bắt buộc phải tuân thủ. Dưới góc độ NSDLĐ, họ không được xử lý kỷ luật đối với các hành vi của NLĐ không được quy định trong nội quy. Như vậy, qua đây ta thấy được phần nào vai trò vô cùng quan trọng của NQLĐ trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có bắt buộc phải có nội quy lao động không? Chưa có công đoàn cơ sở thì đăng ký nội quy thế nào? Cùng tìm hiểu bạn nhé!
Nội dung
Nội quy lao động là gì?
Khái niệm
Nội quy lao động là những quy định về kỷ luật lao động mà NLĐ phải thực hiện khi làm việc tại DN; quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; quy định trách nhiệm vật chất đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại tài sản của công ty. Nội quy lao động được ban hành do ý chí của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả NQLĐ do NSDLĐ ban hành đều có giá trị pháp lý. Nó chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của luật.
Có phải doanh nghiệp nào cũng phải đăng ký nội quy lao động?
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Đồng thời, NSDLĐ phải đăng ký NQLĐ tại cơ quan nhà nước về lao động có thẩm quyền.
Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động thì không cần phải đăng ký nội quy lao động. NSDLĐ thỏa thuận với NLĐ trong hợp đồng lao động nếu không ban hành.
Thời hạn đăng ký nội quy lao động:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành NQLĐ; NSDLĐ phải nộp hồ sơ đăng ký NQLĐ cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh. Cụ thể:
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước: nộp hồ sơ tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp Quận/Huyện; hoặc tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: nộp tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lao động cấp tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh.
Quy trình đăng ký nội quy lao động
Hồ sơ
- Công văn gửi Phòng Lao động Thương binh và Xã hội về việc đăng ký NQLĐ;
- Quyết định của người đại diện theo pháp luật của công ty về việc ban hành NQLĐ.
- Bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp.
- NQLĐ (lưu ý: ở trang 1 của NQLĐ phải có phần tên, địa chỉ công ty, và phải đóng giáp lai NQLĐ).
- Công văn gửi Liên đoàn lao động Quận/huyện về việc đóng góp ý kiến NQLĐ.
- Biên bản góp ý của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đối với Doanh nghiệp đã có ban chấp hành công đoàn cơ sở, đối với Doanh nghiệp chưa có BCH Công đoàn cơ sở thì xin biên bản góp ý tại Công đoàn trực tiếp cấp trên.
- Biên bản lấy ý kiến người lao động đối với doanh nghiệp đã có BCH Công đoàn cơ sở.
Quy trình
- Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên. Và nộp cho Phòng LĐTB & XH quận/huyện hoặc Sở LĐTB & XH tỉnh/thành phố.
- Cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký NQLĐ cho Doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, nếu phát hiện NQLĐ có quy định trái pháp luật; thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo cho NSDLĐ biết. Hướng dẫn NSDLĐ sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại NQLĐ.
- Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Như vậy, NSDLĐ phải đăng ký nội quy lao động ngay khi không thành lập công đoàn cơ sở. Khi đó, họ phải lấy ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
>> Xem thêm: Cách thành lập Công đoàn cơ sở.
Sửa đổi nội quy lao động có phải đăng ký lại?
Khi Luật lao động thay đổi, các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành sửa đổi NQLĐ để phù hợp Luật. Đơn cử như việc bổ sung nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động…
Khi sửa đổi, bổ sung NQLĐ, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Người sử dụng lao động không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký lại NQLĐ khi sửa đổi, bổ sung.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo nội dung NQLĐ không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.
Mức phạt do không đăng ký nội quy lao động
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết NQLĐ ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp – Khoản 1 Điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:
- Không có NQLĐ bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;Không đăng ký NQLĐ với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
- Sử dụng NQLĐ không được đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
- Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý
– Thông tư 47/2015/TT – BLĐTBXH ngày 16/11/2015.
Trang Anh