You are currently viewing Ngân sách tuyển dụng, cách xây dựng

Ngân sách tuyển dụng, cách xây dựng

Ngân sách tuyển dụng là bản kế hoạch dự kiến về số tiền cần sử dụng cho việc tuyển dụng. Ngân sách được xây dựng trong tháng, quý, năm của doanh nghiệp. Đây là căn cứ để hạch toán tài chính và phân chia trong công tác tuyển dụng. Cách xây dựng kế hoạch ngân sách thế nào, hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Căn cứ xây dựng ngân sách tuyển dụng

Ngân sách tuyển dụng phục vụ cho việc tuyển dụng và cân đối tài chính. Vì vậy, các căn cứ để xây dựng ngân sách tuyển dụng đó là:

  • Căn cứ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp: Nhu cầu tuyển dụng ở đây bao gồm:

+ Số lượng nhân sự cần tăng/ giảm do mở rộng kế hoạch kinh doanh.

+ Số lượng nhân sự nghỉ việc: căn cứ vào tỷ lệ nghỉ việc của các năm trước đó.

+ Đối tượng tuyển dụng của công ty.

 Nhu cầu tuyển dụng phải xây dựng rõ, cần tập trung trong giai đoạn nào.

  • Căn cứ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt hay không ảnh hưởng trực tiếp tới bản ngân sách tuyển dụng. Nếu tài chính tốt thì khả năng chi trả cho kênh tuyển dụng có thể cao hơn.
  • Căn cứ kết quả tuyển dụng thực tế của những năm trước. 
  • Quan điểm của chủ doanh nghiệp. Ông chủ coi trọng việc tuyển dụng với chi phí 0 đồng thì ngân sách tuyển dụng không quá lớn. Và ngược lại.

Các nội dung cần có trong bản kế hoạch ngân sách tuyển dụng

Các nội dung cần có trong bản kế hoạch phổ biến bao gồm:  

  • Quảng cáo trên các kênh phương tiện truyền thông. Giá quảng cáo thường đắt hơn so với việc đăng bài trên các kênh tuyển dụng thông thường. Nhưng bù lại, hiệu quả thường cao hơn. Nếu doanh nghiệp lớn, có website công ty tin cậy có thể hạn chế được chi phí này. Còn những doanh nghiệp nhỏ nên cân nhắc.
  • Đơn vị head hunt hoặc đơn vị cung ứng lao động chi phí là bao nhiêu?
  • Chi phí giới thiệu nội bộ.
  • Tổ chức hội trợ tại trường. Doanh nghiệp có thể liên kết với các đơn vị khác cùng tổ chức để tiết kiệm ngân sách.
  • Chi phí xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng. Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cần một khoảng thời gian dài cùng với một lượng tiền lớn. Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng mang lại lợi ích về lâu về dài.

Các lưu ý khi xây dựng kế hoạch ngân sách

Căn cứ lựa chọn kênh đăng tuyển

Để xác định kênh đăng tuyển nào là phù hợp, cần căn cứ dựa trên số liệu thống kê. Vì vậy, ngay từ lúc bắt đầu, cần thống kê nguồn tuyển và số lượng tuyển được theo từng kênh. Bảng theo dõi thống kê số lượng tuyển dụng được theo từng nguồn có thể tham khảo bảng sau:

Không nên lựa chọn phương án tối đa hoá tiết kiệm chi phí ngân sách tuyển dụng vì thời gian cũng chính là một phần ngân sách: Nhiều người cho rằng việc không sử dụng đến ngân sách chính là cách tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, bạn quên rằng thời gian làm việc của bạn cũng đang được tính vào chi phí và cách sử dụng thời gian hiệu quả nhất chính là cách chi tiêu ngân sách hợp lý nhất. Vì thế, hãy dành thời gian tìm hiểu một số phương án hỗ trợ cho việc tuyển dụng của bạn sao cho phù hợp với từng chiến dịch và yêu cầu.

Lựa chọn kênh đăng tuyển phù hợp

  • Ưu tiên sử dụng các kênh tuyển dụng nội bộ, vừa đảm bảo ứng viên phù hợp về văn hoá, vừa lan toả được công ty.
  • Nếu bạn cần thông tin tuyển dụng của mình được truyền tải nhanh chóng, mạng xã hội chắc chắn là một trong những công cụ hỗ trợ tuyệt vời. Nhiều người có thói quen đọc tin tức trên mạng xã hội và ngay cả khi không có nhu cầu chuyển việc cho bản thân, họ cũng vẫn sẵn lòng chia sẻ thông tin đến những người bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không chắc bao nhiêu người trong số đó sẽ thật sự phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của mình. Vậy nên, hãy luôn nhớ sử dụng mạng xã hội để tăng thêm cơ hội tìm người nhưng không nên quá mất thời gian kiểm tra hộp thư hay bài đăng một cách liên tục với kỳ vọng ứng viên phù hợp sẽ xuất hiện nhanh chóng. Thương hiệu tuyển dụng của công ty có thể được đẩy mạnh nhưng hiệu quả tuyển dụng do mạng xã hội mang lại thì cần thêm thời gian!

Bản mẫu ngân sách tuyển dụng

Phần 1: Kết quả tuyển dụng năm trước

  • Thống kê hiệu quả tuyển dụng qua từng kênh.
  • Chi phí tuyển dụng/người.

Phần 2: Nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng năm sau

Phần 3: Ngân sách tuyển dụng

3.1. Giải pháp và ngân sách kênh tuyển dụng online dự kiến

  • Phân tích về đối tượng cần tuyển dụng
  • Giải pháp tuyển dụng kênh online

3.2. Đề xuất giải pháp và ngân sách tuyển dụng kênh offline.

3.3 Đề xuất ngân sách tuyển dụng./.

Trang Tiên